Giá cả thực phẩm tăng: Người chăn nuôi chưa mấy lạc quan
21/07/16 10:07:08 Lượt xem: 4178
Sau một thời gian dài giảm mạnh, giá bán thịt gia súc, gia cầm, trứng hiện đều tăng khoảng 10% khiến cho người chăn nuôi phấn khởi.
Sau một thời gian dài giảm mạnh, giá bán thịt gia súc, gia cầm, trứng hiện đều tăng khoảng 10% khiến cho người chăn nuôi phấn khởi. Hơn nữa, đây là thời điểm tốt để các hộ dân vào đàn, mở rộng quy mô sản xuất phục vụ thị trường cuối năm. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dân cần tìm hiểu, nắm chắc tình hình cung - cầu để tránh nuôi ồ ạt, dẫn tới cung vượt cầu, giá lại giảm dẫn đến thua lỗ.
Tăng do nguồn cung giảm
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong 9 tháng năm 2014, đàn bò tăng 0,5-1%, đàn lợn tăng 1,5-2%, đàn gia cầm tăng 1-2%. Hiện tại, chăn nuôi lợn đang thuận lợi nhất do giá tăng mạnh, các trang trại đang bán với giá dao động 49.000-50.000 đồng/kg, cao hơn 24,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, giá gà lông trắng đang bán với giá 30.000-31.000 đồng/kg, gà lông màu 35.000-37.000 đồng/kg, tăng khoảng 20-30% so với thời điểm đầu năm; giá trứng gia cầm dao động 1.900-2.000 đồng/quả. Theo ông Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi ở Quốc Oai, với mức giá này người chăn nuôi đã có lãi. Giá các loại thực phẩm tăng trong thời gian này là do một thời gian dài thua lỗ, người dân bỏ chuồng khiến nguồn cung giảm. Đây là điều đáng mừng cho người chăn nuôi, nhưng việc giá cả thị trường lên xuống bất thường, các trang trại khó tính toán được việc nhập đàn nhiều hay ít.
Cùng chung tâm trạng này, chị Nguyễn Thị Lan, hộ nuôi lợn ở huyện Ba Vì cho biết, hiện nay giá lợn tăng nên chăn nuôi bắt đầu có lãi, nhưng nếu các hộ không có phương án kinh doanh hợp lý mà đồng loạt tăng đàn thì chỉ trong một thời gian ngắn cung sẽ vượt cầu, khi đó giá lại giảm. Một thực tế nữa là thời gian qua dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến người dân ngại tái đàn, nhưng nay cả nước cơ bản khống chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm, người dân sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, việc quyết định giá cả thị trường chủ yếu phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài vì vậy chăn nuôi không nhất thiết giá tăng cao mà phải bình ổn trong thời gian dài mới duy trì sản xuất ổn định.
Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường
Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, với giá thịt gia súc, gia cầm hiện nay, người chăn nuôi đã có lãi, nhưng khó khăn nhất hiện nay là việc dự đoán tình hình cung cầu của người dân còn kém, trong khi đó chăn nuôi của Việt Nam vẫn phát triển tự phát, manh mún, không theo quy hoạch. Do đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm để kiểm soát được số lượng nhập vào, bán ra. Ngoài ra, các cơ quan chức năng nên mở các lớp đào tạo về kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường giá cả cho các hộ chăn nuôi để họ nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và có phương án nuôi hợp lý, tránh việc nuôi nhiều dẫn tới giá giảm. Các ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, giá cả đầu vào của chăn nuôi như thức ăn, thuốc thú y và kiểm soát chất lượng, giá cả đầu ra của sản phẩm, tránh bị tư thương ép giá và hàng thực phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết, để góp phần cân đối thị trường thực phẩm từ nay đến cuối năm 2014, Cục Chăn nuôi sẽ tập trung quyết liệt vào quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, chấp hành chặt chẽ việc thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu. Tùy vào thực tế sản xuất ở trong nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, các ngành chức năng sẽ tính toán hợp lý việc nhập khẩu các loại sản phẩm từ chăn nuôi để người dân không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thực phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác dự báo thị trường; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi; khơi thông, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường mới. Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho các tháng cuối năm, các ngành cũng như người dân cần triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là các loại bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh để không thiệt hại về kinh tế cho người dân.
Báo Người tiêu dùng
Tăng do nguồn cung giảm
Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), trong 9 tháng năm 2014, đàn bò tăng 0,5-1%, đàn lợn tăng 1,5-2%, đàn gia cầm tăng 1-2%. Hiện tại, chăn nuôi lợn đang thuận lợi nhất do giá tăng mạnh, các trang trại đang bán với giá dao động 49.000-50.000 đồng/kg, cao hơn 24,4% so với cùng kỳ năm 2013. Trong khi đó, giá gà lông trắng đang bán với giá 30.000-31.000 đồng/kg, gà lông màu 35.000-37.000 đồng/kg, tăng khoảng 20-30% so với thời điểm đầu năm; giá trứng gia cầm dao động 1.900-2.000 đồng/quả. Theo ông Nguyễn Văn Lâm, chủ trang trại chăn nuôi ở Quốc Oai, với mức giá này người chăn nuôi đã có lãi. Giá các loại thực phẩm tăng trong thời gian này là do một thời gian dài thua lỗ, người dân bỏ chuồng khiến nguồn cung giảm. Đây là điều đáng mừng cho người chăn nuôi, nhưng việc giá cả thị trường lên xuống bất thường, các trang trại khó tính toán được việc nhập đàn nhiều hay ít.
Cùng chung tâm trạng này, chị Nguyễn Thị Lan, hộ nuôi lợn ở huyện Ba Vì cho biết, hiện nay giá lợn tăng nên chăn nuôi bắt đầu có lãi, nhưng nếu các hộ không có phương án kinh doanh hợp lý mà đồng loạt tăng đàn thì chỉ trong một thời gian ngắn cung sẽ vượt cầu, khi đó giá lại giảm. Một thực tế nữa là thời gian qua dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến người dân ngại tái đàn, nhưng nay cả nước cơ bản khống chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm, người dân sẽ mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay, việc quyết định giá cả thị trường chủ yếu phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài vì vậy chăn nuôi không nhất thiết giá tăng cao mà phải bình ổn trong thời gian dài mới duy trì sản xuất ổn định.
Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường
Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, với giá thịt gia súc, gia cầm hiện nay, người chăn nuôi đã có lãi, nhưng khó khăn nhất hiện nay là việc dự đoán tình hình cung cầu của người dân còn kém, trong khi đó chăn nuôi của Việt Nam vẫn phát triển tự phát, manh mún, không theo quy hoạch. Do đó, các địa phương cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, hình thành những vùng chăn nuôi trọng điểm để kiểm soát được số lượng nhập vào, bán ra. Ngoài ra, các cơ quan chức năng nên mở các lớp đào tạo về kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường giá cả cho các hộ chăn nuôi để họ nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng và có phương án nuôi hợp lý, tránh việc nuôi nhiều dẫn tới giá giảm. Các ngành chức năng cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng, giá cả đầu vào của chăn nuôi như thức ăn, thuốc thú y và kiểm soát chất lượng, giá cả đầu ra của sản phẩm, tránh bị tư thương ép giá và hàng thực phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết, để góp phần cân đối thị trường thực phẩm từ nay đến cuối năm 2014, Cục Chăn nuôi sẽ tập trung quyết liệt vào quản lý nhà nước trong lĩnh vực sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, chấp hành chặt chẽ việc thực hiện các quy định về xuất nhập khẩu. Tùy vào thực tế sản xuất ở trong nước và nhu cầu của các doanh nghiệp, các ngành chức năng sẽ tính toán hợp lý việc nhập khẩu các loại sản phẩm từ chăn nuôi để người dân không gặp khó khăn trong việc tiêu thụ thực phẩm. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác dự báo thị trường; xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm chăn nuôi; khơi thông, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường mới. Tuy nhiên, để bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho các tháng cuối năm, các ngành cũng như người dân cần triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là các loại bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh để không thiệt hại về kinh tế cho người dân.
Báo Người tiêu dùng
- 4178 reads
Bài viết liên quan
13/02/2023
LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã...
08/02/2023
30/12/2022
25/12/2022
20 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua những khó khăn,...
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads