LÀM THẾ NÀO GIÚP HEO ĂN CÁM ĐẠT TIÊU CHUẨN
16/03/21 01:03:37 Lượt xem: 3644
Việc chăm sóc heo sau cai sữa trong giai đoạn đầu nhập về trại chăn nuôi heo thịt được xác định là yếu tố quyết định đến sức khỏe của heo và năng suất chăn nuôi heo trong giai đoạn này. Trong đó, việc đưa ra các biện pháp giúp heo ăn cám đạt tiêu chuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc heo. Người chăn nuôi đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện tỷ lệ ăn cám của heo giúp nâng cao năng suất chăn nuôi heo thịt, mời quý bạn đọc tìm hiểu những nội dung được đề cập trong bài viết này.
Tại sao heo sau cai sữa thường ăn cám thấp hơn so với tiêu chuẩn?
Theo khảo sát thực tế tại một số trại chăn nuôi cho thấy, trong suố quá trình chăn nuôi heo thịt, giai đoạn đầu heo cai sữa nhập về trại có tỷ lệ tiêu chảy cao nhất, dẫn đến tỷ lệ ăn cám của heo trong giai đoạn này thấp hơn so với tiêu chuẩn. Nguyên nhân được xác định do quá trình vận chuyển, những thay đổi về môi trường, chế độ chăm sóc thường gây stress cho heo. Trong khi đó, nếu heo bị stress dễ bị kích thích tuyến thượng thận tiết ra glucocorticoid, làm giảm sức đề kháng của heo. Đồng thời trong giai đoạn này, kháng thể mẹ truyền của heo con thường giảm, điều này sẽ tạo điều kiện cho một số mầm bệnh thường trực trong cơ thể heo tăng sinh phát triển và gây bệnh, đặc biệt một số vi khuẩn thường trực trên đường tiêu hóa như Salmonella spp., E.coli,... Ngoài ra, sau khi cai sữa nguồn dinh dưỡng heo con thường thay đổi từ sữa mẹ sang thức ăn hỗn hợp dạng viên. Theo Hedemann và Jensen (1997) cho thấy, sau khi cai sữa, cơ quan tiêu hóa của heo chưa phát triển hoàn thiện, khả năng hoạt động và hàm lượng của một số enzyme tiêu hóa thức ăn hỗn hợp giảm như chymotrypsin, amylase,... Từ đó, giảm hiệu quả của quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến thức ăn tồn lưu trên đường tiêu hóa trong thời gian dài sẽ phân giải tạo thành NH4+, tăng pH đường tiêu hóa tạo điều kiện cho vi sinh vật thường trực trên đường tiêu hóa của heo tăng sinh, phát triển và gây bệnh. Khi mắc bệnh, heo thường bị mất nước, lười vận động, giảm ăn dẫn đến tỷ lệ ăn cám của heo trong giai đoạn này thường thấp hơn so với tiêu chuẩn.
Phương pháp giúp heo ăn cám đạt tiêu chuẩn?
Phương pháp giúp heo ăn cám đạt tiêu chuẩn?
Thực hiện úm heo
Heo sau cai sữa thường được vận chuyển về trại chăn nuôi heo thịt trong thời gian dài và heo thường chịu nhiều tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như nhiệt độ, tốc độ gió. Nếu vận chuyển heo trong mùa mưa, nhiệt độ môi trường thấp kết hợp với tốc độ gió cao sẽ làm heo lạnh, tăng tỷ lệ heo tiêu chảy. Sau khi nhập heo về trại, nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp hơn so với nhu cầu của heo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe heo. Cụ thể, nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp, heo thường nằm chồng lên nhau để giữ nhiệt, lười vận động, lười ăn uống. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ úm heo, máng ăn, máng uống phù hợp với số lượng heo trước khi nhập heo và thực hiện úm heo trong giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp heo nhanh chóng hồi phục trong quá trình vận chuyển và tỷ lệ ăn cám của heo.
Người chăn nuôi cần thời gian xuất heo từ trại nái, thời gian heo nhập về trại để chuẩn bị ô úm đầy đủ dụng cụ phù hợp với số lượng heo như heater gas, bạt chắn, 1 lò đốt than/ô chuồng, 20 heo/máng phụ, 10 heo/núm uống. Áp dụng mô hình úm rộng toàn bộ chuồng bằng heater gas, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi đạt khoảng 31-32o C và thực hiện pha electrolyte với liều 3-5g/lít nước vào máng uống trước khi nhập heo. Đồng thời, trong suốt quá trình úm khoảng 4-6 tuần sua khi nhập về trại, cần lắp đặt logtag tại máng ăn, hố vệ sinh và trước giàn mát để theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi và nhiệt độ ngoài môi trường giúp so sánh, đánh giá hiệu quả của mô hình úm và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời nếu nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn.
Tiến hành lọc lựa heo
Để mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc heo, người chăn nuôi cần áp dụng chương trình chăm sóc heo các thể. Tiến hành quan sát mỗi cá thể heo từ đầu đến đuôi, từ trên xuống dưới để phân loại từng nhóm heo theo poster ” Hướng dẫn chăm sóc heo cá thể “ từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc heo phù hợp với từng nhóm nhằm tăng độ đồng đều của heo trong đàn. Đối với những heo thuộc nhóm E , việc điều trị bệnh không hiệu quả, khả năng hồi phục không cao, cần tiến hành loại thải để giảm chi phí sử dụng thuốc, hạn chế lây lan mầm bệnh trong trại.
Chế độ dinh dưỡng
Sau khi phân loại heo, đối với heo có sức khỏe tốt thuộc nhóm N thường ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên tốt và ăn tự do thức ăn từ silo sau khi nhập về trại. Tuy nhiên đối với nhóm heo có sức khỏe yếu, thể trạng kém cần được chăm sóc đặc biệt để cải thiện sức khỏe và kích thích heo ăn cám đạt tiêu chuẩn. Việc áp dụng phương pháp cho ăn cám cháo trong những tuần đầu sau khi nhập về trại đối với nhóm heo yếu không những cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo con mà còn hạn chế heo bị stress do thay đổi thức ăn đột ngột từ sữa mẹ sang thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Trước đây, nhiều trại chăn nuôi đã áp dụng quý trình chăm sóc heo yếu bằng cám cháo, mặc dù những trại này đã có sự cải thiện về tình trạng sức khỏe hoe, năng suất chăn nuôi so với những trại không áp dụng nhưng tỷ lệ ăn cám của heo vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, đặc biệt trong giai đoạn heo lớn chuyển sang aưn thức ăn hỗn hợp dạng viên. Theo điều tra hồi cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi thường cho heo ăn cám cháo kết hợp ăn thức ăn viên tự do trong silo, không có giai đoạn chuyển đổi từ cám cháo sang thức ăn viên. Do đó, để khắc phục vấn đề này, đội ngũ bác sỹ- kỹ thuật đã nghiên cứu, thử nghiệm đưa ra quy trình chăm sóc heo mới nhằm cải thiện tỷ lệ ăn cám của heo và tăng độ đồng đều của heo trong đàn. Quy trình này có sự thay đổi dần về thời gian cho ăn, số lần cho ăn về cám cháo và thức ăn viên giúp hạn chế tình trạng stress cho heo khi thay đổi thức ăn. Đặc biệt trong quy trình này, kỹ thuật pah cám cháo được thay đổi theo tuần, trong đó tỷ lệ nước giảm dần nhằm giúp heo thích nghi với việc sử dụng thức ăn viên. Từ đó giúp cải thiện tỷ lệ ăn cám của heo trong giai đoạn lớn được chăm sóc bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên. Đồng thời trong quy trình mới, dựa vào thời gian cho ăn, người chăn nuôi sẽ tiến hành bổ sung thức ăn viên vào máng phụ giúp kích thích heo ăn và dễ dàng theo dõi việc ăn thức ăn hỗn hợp của heo. Trong đó, máng phụ trong quy trình này được sử dụng loại máng 2 trong 1, được bổ sung bình chứa nước và độ cao núm uống ngang với chiều cao của heo, giúp hạn chế vấn đề heo không uống nước do núm uống cao, lười vận động đến hố vệ sinh để sử dụng nước. Quy trình mới cho heo ăn như sau:
Heo sau cai sữa thường được vận chuyển về trại chăn nuôi heo thịt trong thời gian dài và heo thường chịu nhiều tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như nhiệt độ, tốc độ gió. Nếu vận chuyển heo trong mùa mưa, nhiệt độ môi trường thấp kết hợp với tốc độ gió cao sẽ làm heo lạnh, tăng tỷ lệ heo tiêu chảy. Sau khi nhập heo về trại, nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp hơn so với nhu cầu của heo sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe heo. Cụ thể, nếu nhiệt độ chuồng nuôi thấp, heo thường nằm chồng lên nhau để giữ nhiệt, lười vận động, lười ăn uống. Do đó, việc chuẩn bị đầy đủ dụng cụ úm heo, máng ăn, máng uống phù hợp với số lượng heo trước khi nhập heo và thực hiện úm heo trong giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng và cần thiết để giúp heo nhanh chóng hồi phục trong quá trình vận chuyển và tỷ lệ ăn cám của heo.
Người chăn nuôi cần thời gian xuất heo từ trại nái, thời gian heo nhập về trại để chuẩn bị ô úm đầy đủ dụng cụ phù hợp với số lượng heo như heater gas, bạt chắn, 1 lò đốt than/ô chuồng, 20 heo/máng phụ, 10 heo/núm uống. Áp dụng mô hình úm rộng toàn bộ chuồng bằng heater gas, đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi đạt khoảng 31-32o C và thực hiện pha electrolyte với liều 3-5g/lít nước vào máng uống trước khi nhập heo. Đồng thời, trong suốt quá trình úm khoảng 4-6 tuần sua khi nhập về trại, cần lắp đặt logtag tại máng ăn, hố vệ sinh và trước giàn mát để theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi và nhiệt độ ngoài môi trường giúp so sánh, đánh giá hiệu quả của mô hình úm và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời nếu nhiệt độ không đạt tiêu chuẩn.
Tiến hành lọc lựa heo
Để mang lại hiệu quả cao trong việc chăm sóc heo, người chăn nuôi cần áp dụng chương trình chăm sóc heo các thể. Tiến hành quan sát mỗi cá thể heo từ đầu đến đuôi, từ trên xuống dưới để phân loại từng nhóm heo theo poster ” Hướng dẫn chăm sóc heo cá thể “ từ đó đưa ra phương pháp chăm sóc heo phù hợp với từng nhóm nhằm tăng độ đồng đều của heo trong đàn. Đối với những heo thuộc nhóm E , việc điều trị bệnh không hiệu quả, khả năng hồi phục không cao, cần tiến hành loại thải để giảm chi phí sử dụng thuốc, hạn chế lây lan mầm bệnh trong trại.
Chế độ dinh dưỡng
Sau khi phân loại heo, đối với heo có sức khỏe tốt thuộc nhóm N thường ăn thức ăn hỗn hợp dạng viên tốt và ăn tự do thức ăn từ silo sau khi nhập về trại. Tuy nhiên đối với nhóm heo có sức khỏe yếu, thể trạng kém cần được chăm sóc đặc biệt để cải thiện sức khỏe và kích thích heo ăn cám đạt tiêu chuẩn. Việc áp dụng phương pháp cho ăn cám cháo trong những tuần đầu sau khi nhập về trại đối với nhóm heo yếu không những cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo con mà còn hạn chế heo bị stress do thay đổi thức ăn đột ngột từ sữa mẹ sang thức ăn hỗn hợp dạng viên.
Trước đây, nhiều trại chăn nuôi đã áp dụng quý trình chăm sóc heo yếu bằng cám cháo, mặc dù những trại này đã có sự cải thiện về tình trạng sức khỏe hoe, năng suất chăn nuôi so với những trại không áp dụng nhưng tỷ lệ ăn cám của heo vẫn chưa đạt tiêu chuẩn, đặc biệt trong giai đoạn heo lớn chuyển sang aưn thức ăn hỗn hợp dạng viên. Theo điều tra hồi cứu cho thấy, nguyên nhân chủ yếu do người chăn nuôi thường cho heo ăn cám cháo kết hợp ăn thức ăn viên tự do trong silo, không có giai đoạn chuyển đổi từ cám cháo sang thức ăn viên. Do đó, để khắc phục vấn đề này, đội ngũ bác sỹ- kỹ thuật đã nghiên cứu, thử nghiệm đưa ra quy trình chăm sóc heo mới nhằm cải thiện tỷ lệ ăn cám của heo và tăng độ đồng đều của heo trong đàn. Quy trình này có sự thay đổi dần về thời gian cho ăn, số lần cho ăn về cám cháo và thức ăn viên giúp hạn chế tình trạng stress cho heo khi thay đổi thức ăn. Đặc biệt trong quy trình này, kỹ thuật pah cám cháo được thay đổi theo tuần, trong đó tỷ lệ nước giảm dần nhằm giúp heo thích nghi với việc sử dụng thức ăn viên. Từ đó giúp cải thiện tỷ lệ ăn cám của heo trong giai đoạn lớn được chăm sóc bằng thức ăn hỗn hợp dạng viên. Đồng thời trong quy trình mới, dựa vào thời gian cho ăn, người chăn nuôi sẽ tiến hành bổ sung thức ăn viên vào máng phụ giúp kích thích heo ăn và dễ dàng theo dõi việc ăn thức ăn hỗn hợp của heo. Trong đó, máng phụ trong quy trình này được sử dụng loại máng 2 trong 1, được bổ sung bình chứa nước và độ cao núm uống ngang với chiều cao của heo, giúp hạn chế vấn đề heo không uống nước do núm uống cao, lười vận động đến hố vệ sinh để sử dụng nước. Quy trình mới cho heo ăn như sau:
Trong quá trình áp dụng quy trình mới về phương pháp cho heo ăn, người chăn nuôi cần theo dõi tình hình ăn cám và tổng lượng cám ăn của heo. Đối với những heo có sức khỏe yếu, chưa biết ăn cần bơm trực tiếp cám cháo vào miệng heo giúp hỗ trợ heo ăn. Nếu trong quá trình cho ăn, xuất hiện tình trạng heo chen lấn, cần thực hiện giãn chuồng và tăng số lượng máng ăn, núm uống để giúp tất cả heo nhận đủ lượng thức ăn, nước uống và cải thiện tỷ lệ ăn cám của heo. Sau mỗi lần cho heo ăn cám cháo, cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ máng ăn bằng nước sạch và để khô trước khi bổ sung thức ăn viên cho heo để giảm tình trạng thức ăn bị ẩm, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và gây bệnh.
Nguồn: CPV
- 3644 reads
Bài viết liên quan
26/01/2024
13/02/2023
LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã...
08/02/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads