Nguyên nhân gây rối loạn sinh sản trên heo? Nếu biết chính xác là do virus dịch tả heo và vi khuẩn Leptospira gây nên thì tôi sẽ xử lý trại heo của tôi như thế nào cho tốt nhất?
20/07/16 03:07:47 Lượt xem: 6273
Virus: Parvo (khô thai), Aujeszky (giả dại), PRRS (Hội chứng rối loạn sinh sản & hô hấp trên heo), Pestis (dịch tả), Influenza (cúm), Entero (SMEDI), Adeno, Reo.
Trả lời:
+ Một số nguyên nhân gây xáo trộn sinh sản trên heo:
- Virus: Parvo (khô thai), Aujeszky (giả dại), PRRS (Hội chứng rối loạn sinh sản & hô hấp trên heo), Pestis (dịch tả), Influenza (cúm), Entero (SMEDI), Adeno, Reo.
- Vi khuẩn: Brucella (sẩy thai truyền nhiễm), Leptospira (xoắn khuẩn), Streptococcus (liên cầu khuẩn), E. coli, Erysipelas (đóng dấu), Salmonella (thương hàn), Pasteurella (tụ huyết trùng), APP (Actinobacillus pneuropneumonia).
- Rickettsia: Eperythrozoon.
- Ký sinh trùng: Trypanosome (trùng mũi khoan), Toxoplasma.
- Vi nấm: gây sẩy thai rải rác.
- Dinh dưỡng: thức ăn kém chất lượng, bảo quản thức ăn không tốt, cho ăn không đúng khẩu phần (theo thể trạng, thai kỳ).
- Độc tố: độc tố nấm trong thức ăn (bắp: Zearalenone…), khí CO (than tổ ong), thuốc trừ sâu.
- Stress: quá lạnh, quá nóng, tiếng ồn, cơ học.
+ Trường hợp xác định do virus dịch tả heo & xoắn khuẩn (dựa trên kết quả xét nghiệm huyết thanh với dung lượng mẫu quy định):
1. Dịch tả heo (tìm kháng nguyên 98.000 đ/mẫu, tìm kháng thể 48.000 đ/mẫu): ở các nước đã hoặc đang thanh toán bệnh dịch tả giai đoạn cuối thì tất cả nái có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính đều phải loại thải. Ở Việt Nam, vấn đề này được khuyến cáo như sau:
- Giám sát chặt chẽ chương trình vaccin, xét nghiệm tìm kháng thể ở heo con theo từng tuần tuổi để có chương trình vaccin thích hợp.
- Chương trình vaccin thông dụng: đực giống: 10 tháng/lần (trước khai thác ít nhất 15 ngày); nái hậu bị: trước phối giống lần đầu ít nhất 15 ngày; nái mang thai: 10 tuần của thai kỳ (lựa chọn vaccin an toàn); heo con: 5 & 9 tuần tuổi.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng (đặc biệt khi nái đẻ vì virus thải nhiều), cách ly, cải thiện môi trường.
- Loại thải nái có biểu hiện rối loạn sinh sản 2 lần liên tiếp: tiêu thai, chết thai, khô thai, sẩy thai, thai dị hình, heo con sơ sinh run rẩy, thiếu máu, yếu ớt, chết nhanh.
2. Xoắn khuẩn (30.000 đ/mẫu, kháng nguyên chuẩn: L. ictero, L. pomona…):
- Sử dụng kháng sinh (Penicillin + Streptomycin, Lincomycin, Tetracyclin…) cho nái có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính & nái trước khi đẻ (ngay khi có dấu hiệu: ra nước ối, phân su…).
- Loại thải nái sẩy thai kèm sốt; thai khô; bề mặt thai phủ lớp dịch nhớt, đục, bẩn; núm nhau xuất huyết, hoại tử.
- Việt Nam đã sản xuất được vaccin (6 chủng: L. ictero, L. bataviae, L. canicola, L. grippotyphosa, L. pomona, L. hebdomadis) nhưng việc vệ sinh, sát trùng, tiêu diệt (hoặc ngăn ngừa tiếp xúc) côn trùng, loài gặm nhấm (chuột…), cách ly nái hậu bị, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường, xử lý xác chết… được khuyến cáo chú trọng hơn.
- Chú ý phòng bệnh cho người: tiêu độc dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động (ủng, găng tay…) đặc biệt khi đỡ đẻ.
+ Một số nguyên nhân gây xáo trộn sinh sản trên heo:
- Virus: Parvo (khô thai), Aujeszky (giả dại), PRRS (Hội chứng rối loạn sinh sản & hô hấp trên heo), Pestis (dịch tả), Influenza (cúm), Entero (SMEDI), Adeno, Reo.
- Vi khuẩn: Brucella (sẩy thai truyền nhiễm), Leptospira (xoắn khuẩn), Streptococcus (liên cầu khuẩn), E. coli, Erysipelas (đóng dấu), Salmonella (thương hàn), Pasteurella (tụ huyết trùng), APP (Actinobacillus pneuropneumonia).
- Rickettsia: Eperythrozoon.
- Ký sinh trùng: Trypanosome (trùng mũi khoan), Toxoplasma.
- Vi nấm: gây sẩy thai rải rác.
- Dinh dưỡng: thức ăn kém chất lượng, bảo quản thức ăn không tốt, cho ăn không đúng khẩu phần (theo thể trạng, thai kỳ).
- Độc tố: độc tố nấm trong thức ăn (bắp: Zearalenone…), khí CO (than tổ ong), thuốc trừ sâu.
- Stress: quá lạnh, quá nóng, tiếng ồn, cơ học.
+ Trường hợp xác định do virus dịch tả heo & xoắn khuẩn (dựa trên kết quả xét nghiệm huyết thanh với dung lượng mẫu quy định):
1. Dịch tả heo (tìm kháng nguyên 98.000 đ/mẫu, tìm kháng thể 48.000 đ/mẫu): ở các nước đã hoặc đang thanh toán bệnh dịch tả giai đoạn cuối thì tất cả nái có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính đều phải loại thải. Ở Việt Nam, vấn đề này được khuyến cáo như sau:
- Giám sát chặt chẽ chương trình vaccin, xét nghiệm tìm kháng thể ở heo con theo từng tuần tuổi để có chương trình vaccin thích hợp.
- Chương trình vaccin thông dụng: đực giống: 10 tháng/lần (trước khai thác ít nhất 15 ngày); nái hậu bị: trước phối giống lần đầu ít nhất 15 ngày; nái mang thai: 10 tuần của thai kỳ (lựa chọn vaccin an toàn); heo con: 5 & 9 tuần tuổi.
- Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, sát trùng (đặc biệt khi nái đẻ vì virus thải nhiều), cách ly, cải thiện môi trường.
- Loại thải nái có biểu hiện rối loạn sinh sản 2 lần liên tiếp: tiêu thai, chết thai, khô thai, sẩy thai, thai dị hình, heo con sơ sinh run rẩy, thiếu máu, yếu ớt, chết nhanh.
2. Xoắn khuẩn (30.000 đ/mẫu, kháng nguyên chuẩn: L. ictero, L. pomona…):
- Sử dụng kháng sinh (Penicillin + Streptomycin, Lincomycin, Tetracyclin…) cho nái có kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính & nái trước khi đẻ (ngay khi có dấu hiệu: ra nước ối, phân su…).
- Loại thải nái sẩy thai kèm sốt; thai khô; bề mặt thai phủ lớp dịch nhớt, đục, bẩn; núm nhau xuất huyết, hoại tử.
- Việt Nam đã sản xuất được vaccin (6 chủng: L. ictero, L. bataviae, L. canicola, L. grippotyphosa, L. pomona, L. hebdomadis) nhưng việc vệ sinh, sát trùng, tiêu diệt (hoặc ngăn ngừa tiếp xúc) côn trùng, loài gặm nhấm (chuột…), cách ly nái hậu bị, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, cải thiện môi trường, xử lý xác chết… được khuyến cáo chú trọng hơn.
- Chú ý phòng bệnh cho người: tiêu độc dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động (ủng, găng tay…) đặc biệt khi đỡ đẻ.
- 6273 reads
Bài viết liên quan
14/09/2022
Gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh, được hỗ trợ bao...
24/04/2020
Chị Trịnh Nga ở Thường Tín- Hà Nội đã gửi về cho ban biên...
19/03/2020
Xin chào, gia đình tôi có đầu tư nuôi 200 con gà nuôi thịt...
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads