Cam keát veà chaát löôïng !
Ñaûm baûo veà giaù caû !
Taän taâm vôùi khaùch haøng !

Hotline

Miền Bắc             : 0981 228 522
Bắc Miền Trung :  0969 640 899
Nam Miền Trung:  0981 119 469
Tây Miền Trung:    0914773838


 

GIỐNG: BƯỚC NGOẶT THÀNH CÔNG VÀ DUY TRÌ LỢI THẾ

26/11/22 09:11:54 Lượt xem: 2007
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó không phù hợp đối với chăn nuôi hiện đại nữa. Hiện tại, theo tôi “Giống là tiền đề và quyết định”. Với trình độ chăn nuôi của Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể hoàn toàn kiểm soát được các yếu tố bên ngoài như: bệnh tật, tiệm cận được chất lượng và chế độ dinh dưỡng, kiểm soát được kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và quản lý, công nghệ chăn nuôi và môi trường cũng có thể kiểm soát được. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất, mang tính bền vững và cạnh tranh là phải có con Giống tốt. Do đó, tôi xếp các yếu tố quan trọng chuỗi giá trị chăn nuôi theo thứ tự như sau: Con giống (1) Thú y (2) Kỹ thuật và Quản lý (3) Thức ăn (4) Cơ sở vật chất (5) Môi trường và (7) Khí hậu Chính sách và Thị trường.
1. Con giống
Con giống được tôi đánh giá là quan trọng số 1 trong chuỗi giá trị chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi theo chuỗi giá trị khép kín với trình độ cao hiện nay. Tại sao? Lý giải cho vấn đề này, tôi có một số trao đổi như sau:
Trong các yếu tố chăn nuôi, nghiên cứu cải tạo giống là khó nhất và lâu dài nhất so với các yếu tố còn lại. Vì nó là các yếu tố bên trong và đòi hỏi trình độ cao, hệ thống thiết bị hiện đại, triển khai theo dõi thực địa phải hết sức chặt chẽ và tốn kém. Ngoài tạo ra, con giống tiềm năng rồi thì phải nghiên cứu được hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp để phát huy hết khả năng sản xuất của nó.
Giống là yếu tố ảnh hưởng thường trực nhất nhưng lại âm thầm nhất, vì vật nuôi như một cỗ máy sản xuất, cỗ máy thật tốt thì mới có năng suất. Nó không chỉ ảnh hưởng đến một ổ, một lứa, một nhóm heo nào hay một giai đoạn chăn nuôi nào đó mà nó ảnh hưởng đến cả hệ thống từ chăn nuôi heo giống, chăn nuôi heo nái và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng thịt của nhiều thế hệ. Các yếu tố bên ngoài (thú y, thức ăn, quản lý …) ảnh hưởng theo đợt, theo lứa, theo giai đoạn và dễ nhận biết ngay tức khắc, từ đó có thể khắc phục được ngay bởi các nhà chăn nuôi, quản lý và kỹ thuật. Tuy nhiên, đối với các yếu tố di truyền giống thì diễn ra âm thầm, không rõ ràng và cũng không dễ dàng để nhận ra điều đó, vì vậy nó ảnh hưởng lâu dài và gây thiệt hại to lớn.
Trong chăn nuôi heo công nghiệp mô hình khép kín theo chuỗi giá trị thì yếu tố chất lượng giống lại càng quan trọng. Nó mang tính chất quyết định đến tính cạnh tranh của sản phẩm và thương hiệu lâu dài.
Ngay cả khi các công ty chăn nuôi ban đầu đã bỏ ra lượng tiền lớn để nhập khẩu giống tốt, thậm chí nhập nguồn gen tốt về, nhưng do không có định hướng tốt, không có năng lực làm giống hay không quan tâm công tác giống, không có người chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn làm công tác giống dẫn đến đàn giống dần kém chất lượng và năng suất âm thầm đi xuống mà không hay biết gây ra thiệt hai to lớn và mất lợi thế cạnh tranh. Hậu quả của việc này là giảm năng suất, khả năng chống chịu bệnh tất kém, ảnh hưởng của các bệnh di truyền heo kém sức sống, quái thai, di tật, chết non, heo con không đồng đều và khả năng sinh trưởng thấp. Việc không quan tâm công tác giống tức là không tạo ra được ưu thế lai từ việc kết hợp các con giống tốt, không chọn lọc được đàn giống theo các cấp giống tốt thì theo thời gian năng suất sẽ đi xuống.
Chúng ta thử làm một phép so sánh như sau để thấy được giống quan trọng như thế nào trong chăn nuôi nhé.
      
Từ ví dụ trên cho thấy: Một con heo nái tốt sẽ sản xuất nhiều hơn nái kém là 3,5 con/nái/năm. Một giống heo tốt cho tăng trọng cao hơn 30 gam/con/ngày (0,03 kg). Tuy nhiên nếu chăn nuôi khép kín với quy mô 50.000 heo nái thì sự chênh lệch này lên đến 24 tấn thịt heo hơi/năm và lợi nhuận thực tế về giống chưa kể lợi nhuận sản xuất đã là 1.443 tỷ đồng. Đây là lợi nhuận do Di truyền, do công tác giống mang lại. Và đây là lý do tại sao yếu tố Giống là quan trọng số 1.
 
2. Thú y
Với sự biến đổi của khí hậu, ô nhiễm môi trường, các rủi ro được tạo ra do con người thông qua nhu cầu cuộc sống, dẫn đến ngày càng xuất hiện nhiều bệnh trên vật nuôi. Mức độ bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và trầm trọng hơn vì vậy, công tác thú y hết sức quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chăn nuôi. Mặc dù các nghiên cứu về công nghệ chẩn đoán, xét nghiệm, tạo ra các loại thuốc, kháng sinh mới, kháng sinh có nguồn gốc từ thảo dược, vắc xin không ngừng được công bố và đã giúp rất nhiều cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, việc tiếp cận, sử dụng và trình độ của người thực thi công tác thú y còn rất hạn chế, nên trong chăn nuôi hiện nay tôi đánh giá thú y đứng ở vai trò thứ 2 trong chuỗi giá trị chăn nuôi.
 
3. Kỹ thuật và Quản lý
Với hiểu biết của đội ngũ nhà khoa học, và các tri thức tiên tiến trong một thế giới phẳng, việc chia sẻ, tiếp cận các tri thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi là hết sức nhanh chóng và dễ dàng. Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào quản lý chăn nuôi đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, yếu tố sai sót do con người trong kỹ thuật và quản lý lại gây ảnh hưởng lớn nhất, mạnh nhất trong chuỗi giá trị chăn nuôi vì Kỹ thuật và quản lý là yếu tố phủ thuộc vào chủ quan nhiều nhất. Vì vậy tôi xếp Kỹ thuật và Quản lý vào mức quan trọng thứ 3.
 
4. Thức ăn
Với trình độ khoa học công nghệ tiên tiến về dinh dưỡng thức ăn kết hợp với công nghệ cho ăn hiện đại, thông minh, tự động, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cho vật nuôi có thể nói là đã tiệm cận về nhu cầu của vật nuôi, việc cải thiện dinh dưỡng vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và không ngừng hoàn thiện, nâng cấp. Tuy nhiên, việc cải thiện dinh dưỡng đang có phần chậm lại do dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi đã đạt đến mức tiệm cận với nhu cầu cần thiết để sản xuất ở mức tối ưu. Vì vậy, tôi đánh giá Thức ăn và dinh dưỡng vào nhóm quan trọng thứ 4 (mặc dù Thức ăn chiếm 65-70% cơ cấu giá thành).
 
5. Cơ sở vật chất
Trong chăn nuôi công nghiệp, cơ sở vật chất thường được đầu từ hiện đại, áp dụng những hệ thông thông minh và tự động hóa, điều chỉnh điều kiện tiểu khi hậu tối ưu đối với sinh lý và mức độ sản xuất của vật nuôi. Tuy nhiên, đôi khi việc đầu tư cơ sở vật chất ở các trang trại do nhiều yếu tố cũng không được chú trọng nhiều, gây ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của vật nuôi.
 
6. Môi trường khí hậu
Môi trường chăn nuôi chịu ảnh hưởng của khí hậu và công nghệ chăn nuôi được áp dụng. Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của vật nuôi và tính bền vững trong chăn nuôi. Khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, lượng mưa, bức xạ và nhiệt ẩm là các yếu tố ảnh hưởng bao trùm lên vật nuôi. Yếu tố khí hậu là do thiên nhiên, chúng ta không điều chỉnh được nhưng chúng ta có thể điều chỉnh được môi trường chăn nuôi. Yếu tố môi trường ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi và ảnh hưởng bởi mùa vụ và được xếp vào yếu tố thứ 6.
 
7. Chính sách và Thị trường
Yếu tố chính sách là vấn đề vĩ mô của Nhà nước, chúng ta không kiểm soát và điều chỉnh được. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi.
 
TS ĐẶNG HOÀNG BIÊN

Bài viết liên quan

13/02/2023
LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã...
25/12/2022
20 năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua những khó khăn,...

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN

Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997 
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com

©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO