Tiền cho nông nghiệp "chạy" đi đâu?
20/07/16 02:07:53 Lượt xem: 3431
Ước tính cho vay vào nông nghiệp, nông thôn đến tháng 10/2014 lên tới gần 700.000 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế nhưng cũng là thực tế, nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ngày càng bế tắc.
Ước tính cho vay vào nông nghiệp, nông thôn đến tháng 10/2014 lên tới gần 700.000 tỷ đồng, chiếm 22% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế nhưng cũng là thực tế, nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ngày càng bế tắc.
Thống kê của NHNN cho thấy, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn đã tăng rất mạnh. Cuối năm 1998, dư nợ khu vực nông nghiệp, nông thôn mới vào khoảng 34.000 tỷ đồng. Đến năm 2009, dư nợ cho vay khu vực này đã là trên 292.919 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và đã tăng gần 9 lần sau 10 năm.
Tăng... vô nghĩa
5 năm sau đó nữa, đến tháng 10/2014, ước tính dư nợ cho vay vào nông nghiệp đã lên tới gần 700.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so mới năm 2009. Trong đó, thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (thuộc NHNN), dư nợ cho vay vào nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt gần 332.600 tỷ đồng, chiếm một nửa tổng dư nợ cho vay vào nông nghiệp của cả nước. Đây cũng là khu vực nông nghiệp phát triển nhất cả nước hiện nay, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng nông nghiệp của cả nước.
Tuy nhiên, cũng là thực tế, tín dụng càng tăng mạnh thì nông nghiệp càng khó khăn. Dù vẫn giữ vị thế một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng giá gạo Việt Nam cũng gần như thấp nhất thế giới. Trong nước, nông dân trồng lúa, đặc biệt là nông dân ĐBSCL vẫn khốn đốn, thua lỗ nhiều hơn được lãi với giá lúa lên xuống thất thường. Xuất khẩu gạo ngày càng lộ rõ là một thành tích chỉ thuần túy về mặt số học, và vô nghĩa về giá trị kinh tế do gần như không có lãi.
Trong tình thế ấy, hi vọng với ngành trồng trọt không đến từ sản xuất và xuất khẩu gạo - vốn là ngành có số lượng nông dân tham gia đông đảo nhất, mà đến từ xuất khẩu café, điều, cao su… những cây công nghiệp sử dụng nhiều diện tích và ít nhân lực. Điều đó cho thấy là bất hợp lý về giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng cao.
Dù các số liệu cho thấy, vốn tín dụng đổ vào ngành chăn nuôi đã lên tới trên 55.200 tỷ đồng. nhưng hiện thực ngành chăn nuôi lại cho thấy kết quả ngược lại. Dù là chăn nuôi gà, bò, hay lợn… thì chăn nuôi trong nước ngày càng lép vế trước các sản phẩm nhập ngoại.
Bên cạnh rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về giá đã trở thành "dịch bệnh" đáng sợ nhất của người chăn nuôi. Liên tục trong nhiều năm, đa số nông dân gặp thua thiệt với sản phẩn chăn nuôi. Đã thế, chăn nuôi trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi của các nhà sản xuất nước ngoài. Và khi nền chăn nuôi trong nước suy yếu, thì sản phẩm chăn nuôi nhập ngoại ngày càng gia tăng.
Thống kê của NHNN cho thấy, tín dụng cho nông nghiệp nông thôn đã tăng rất mạnh. Cuối năm 1998, dư nợ khu vực nông nghiệp, nông thôn mới vào khoảng 34.000 tỷ đồng. Đến năm 2009, dư nợ cho vay khu vực này đã là trên 292.919 tỷ đồng, chiếm 16,7% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và đã tăng gần 9 lần sau 10 năm.
Tăng... vô nghĩa
5 năm sau đó nữa, đến tháng 10/2014, ước tính dư nợ cho vay vào nông nghiệp đã lên tới gần 700.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,5 lần so mới năm 2009. Trong đó, thống kê của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (thuộc NHNN), dư nợ cho vay vào nông nghiệp của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt gần 332.600 tỷ đồng, chiếm một nửa tổng dư nợ cho vay vào nông nghiệp của cả nước. Đây cũng là khu vực nông nghiệp phát triển nhất cả nước hiện nay, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng nông nghiệp của cả nước.
Tuy nhiên, cũng là thực tế, tín dụng càng tăng mạnh thì nông nghiệp càng khó khăn. Dù vẫn giữ vị thế một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhưng giá gạo Việt Nam cũng gần như thấp nhất thế giới. Trong nước, nông dân trồng lúa, đặc biệt là nông dân ĐBSCL vẫn khốn đốn, thua lỗ nhiều hơn được lãi với giá lúa lên xuống thất thường. Xuất khẩu gạo ngày càng lộ rõ là một thành tích chỉ thuần túy về mặt số học, và vô nghĩa về giá trị kinh tế do gần như không có lãi.
Trong tình thế ấy, hi vọng với ngành trồng trọt không đến từ sản xuất và xuất khẩu gạo - vốn là ngành có số lượng nông dân tham gia đông đảo nhất, mà đến từ xuất khẩu café, điều, cao su… những cây công nghiệp sử dụng nhiều diện tích và ít nhân lực. Điều đó cho thấy là bất hợp lý về giá trị và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng cao.
Dù các số liệu cho thấy, vốn tín dụng đổ vào ngành chăn nuôi đã lên tới trên 55.200 tỷ đồng. nhưng hiện thực ngành chăn nuôi lại cho thấy kết quả ngược lại. Dù là chăn nuôi gà, bò, hay lợn… thì chăn nuôi trong nước ngày càng lép vế trước các sản phẩm nhập ngoại.
Bên cạnh rủi ro về dịch bệnh, rủi ro về giá đã trở thành "dịch bệnh" đáng sợ nhất của người chăn nuôi. Liên tục trong nhiều năm, đa số nông dân gặp thua thiệt với sản phẩn chăn nuôi. Đã thế, chăn nuôi trong nước hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi của các nhà sản xuất nước ngoài. Và khi nền chăn nuôi trong nước suy yếu, thì sản phẩm chăn nuôi nhập ngoại ngày càng gia tăng.
- 3431 reads
Bài viết liên quan
26/01/2024
13/02/2023
LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã...
08/02/2023
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads