Cam keát veà chaát löôïng !
Ñaûm baûo veà giaù caû !
Taän taâm vôùi khaùch haøng !

Hotline

Miền Bắc             : 0981 228 522
Bắc Miền Trung :  0969 640 899
Nam Miền Trung:  0981 119 469
Tây Miền Trung:    0914773838


 

HỘI CHỨNG VIÊM VÚ, VIÊM TỬ CUNG, MẤT SỮA (MMA) TRÊN NÁI

07/12/16 02:12:19 Lượt xem: 5222
Hội chứng viêm vú, viêm tử cung (MMA) là một hội chứng sinh sản thường gặp trong chăn nuôi lợn nái, thường xảy ra ở giai đoạn sau khi sinh, đặc biệt xảy ra nhiều trên là trên giống lợn nái ngoại sau đó đến lợn nái lai, thấp nhất ở các giống lợn nội. Lợn bị bệnh còn có những biểu hiện như mệt mỏi, sốt, bỏ ăn, mất sữa, có thể kế phát sang viêm vú.
I. Nguyên nhân gây bệnh:
           Hội chứng MMA là một phức hợp bệnh do nhiều loại vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus.
Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- Can thiệp không đúng kỹ thuật khi lợn đẻ khó; lợn bị nhiễm trùng từ chuồng trại do chuồng trại kém vệ sinh.
- Tỷ lệ mắc bệnh sẽ tăng lên nếu trong khẩu phần thức ăn bị thiếu vitamin A,D,E gây khô niêm mạc, dễ xây xước, nhiễm khuẩn.
- Cơ quan sinh dục ngoài bẩn.
- Lợn đực bị viêm niệu quản và dương vật khi nhảy trực tiếp.
- Bệnh xảy ra do dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát, hoặc không sạch đã đưa các vi khuẩn gây nhiễm vào bộ phận sinh dục.
                       
 
II. Triệu chứng:
1. Viêm vú: Vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua ống dẫn sữa đầu vú hoặc theo đường máu từ các nhiễm trùng khác hoặc nhiễm trùng từ vết xây sát quanh bầu vú. Heo nái tốt sữa, heo con bú không hết sữa ứ đọng hoặc heo nái cho con bú một hàng vú, hàng vú còn lại căng sữa tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. Vú viêm, sờ vào thấy cứng và khi nhấn vào nái biểu hiệu đau. Nái thường nằm đè lên hàng vú và không chịu cho heo con bú, khó chịu với heo con, có khi cắn con. Thân nhiệt tăng đến khoảng 400C hoặc cao hơn, mệt mỏi, giảm ăn, giảm uống nước. 
2.    Viêm tử cung: Vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan sinh dục của nái trong quá trình đẻ, nhất là khi thời gian đẻ kéo dài hoặc khi dùng tay can thiệp trong quá trình đỡ đẻ. Sót nhau hay sót con cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tử cung. Các biểu hiện của nái viêm tử cung khá rõ: Nái sốt trên 40 độ C và âm đạo có dịch có mùi hôi chảy ra, nếu viêm nặng có mủ trắng chảy ra. Nái biếng ăn, mệt mỏi. 
3.    Mất sữa: Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn do nái bị viêm vú hoặc vừa viêm vú vừa viêm tử cung. Mất sữa cũng có thể xảy ra khi nái bị táo bón hoặc nhu động ruột bị ức chế trong thời gian đẻ, khi đó các độc tố đường ruột có thể đi vào trong máu gây ức chế tác dụng của hormon prolactin và oxytocin, làm giảm tiết sữa. 
                      
Hình ảnh: Dịch viêm màu trắng đục chảy ra từ tử cung.
III. Phòng bệnh:
           Vệ sinh sát trùng chuồng đẻ và tắm rửa vệ sinh nái sạch sẽ trước khi đưa vào chuồng đẻ. Bảo đảm vệ sinh nguồn nước uống và thức ăn. Cho nái uống đủ nước trong giai đoạn nái mang thai khoảng 20 lít/con/ngày và trong giai đoạn tiết sữa nuôi con từ 35-50lít nước/con/ngày.
           Cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn nái khi mang thai và sau sinh, tiến hành can thiệp hỗ trợ lợn đẻ đúng kỹ thuật, tiến hành thụt rửa tử cung cho lợn bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch thụt rửa tử cung.
            Trước khi sinh 14 ngày, bà con nên trộn thuốc phòng cho heo nái: sử dụng ECO-AMOXY 50 với liều 1kg/tấn thức ăn. Trộn thức ăn dùng liên tục 7 ngày.
            Sau khi sinh 2h, có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau để tiêm cho lợn để phòng viêm tử cung do nhiễm khuẩn như: ECO-AMOXVET, ECO-OXYLIN LA… Trong trường hợp đẻ thường tiêm 01 mũi/nái, trong trường hợp đẻ khó cần can thiệp hoặc bất thường trong quá trình đẻ thì tiêm 03 mũi/nái.
Liều lương:                                                                                               
  1. ECO-AMOXVET: …………..1ml/10-15kg TT. Sau 48 giờ tiêm nhắc lại.
  2. ECO-OXYLIN LA:…………..1ml/20kg TT. Sau 72 giờ tiêm nhắc lại.
Cho lợn uống Điện giải Gluco K.C với liều: 1g/1 lít nước, dùng liên tục 5-7 ngày giúp tăng cường giải độc, giảm xuất huyết, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch.
Thường xuyên bổ sung Permesol với liều: 10g/con/ngày, dùng liên tục trong 7 ngày vào khẩu phần thức ăn, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh, giúp tăng tái tạo tế bào niêm mạc, giảm lão hóa, giảm xây xước và viêm nhiễm, phòng chống hiện tượng bại liệt sau khi sinh, lợn con còi xương.
IV. Điều trị:
Trong quá trình điều trị, bà con cần căn cứ vào triệu chứng bệnh để có hướng xử lý chính xác. Bà con chú ý không được thụt rửa, tránh trường hợp viêm ngược và tắc ống dẫn trứng.
Trong trường hợp cần điều trị có thể dùng:
- PG-F2α hoặc Oxytoxin tiêm, giúp đẩy dịch viêm ra ngoài
- Tiêm các loại thuốc kháng viêm hạ sốt như: ECO-KEPROFEN, với liều dùng: 1ml/20kg TT.
- Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau để chống nhiễm khuẩn: ECO-AMOXVET, ECO-OXYLIN LA. Liều dùng:
  1. ECO-AMOXVET: …………..1ml/10-15kg TT. Sau 48 giờ tiêm nhắc lại lần 1. Sau 48 giờ tiếp theo nhắc lại lần 2.
  2. ECO-OXYLIN LA:…………..1ml/20kg TT. Sau 72 giờ tiêm nhắc lại.
Chú ý chăm sóc heo con trong khi điều trị bệnh cho nái. Đảm bảo cho heo con được bú sữa đầu trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh và giữ ấm cho heo con. 

Chúc bà con chăn nuôi hiệu quả!
Phòng kỹ thuật
 

Bài viết liên quan

02/12/2022
Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Để chăn nuôi...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
16/11/2022
Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là...

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN

Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997 
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com

©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO