LỢI ÍCH CỦA VIỆC SƯ DỤNG ĐỆM LÓT CHUỒNG
16/11/16 08:11:57 Lượt xem: 4005
Hiện nay, ĐỆM LÓT SINH HỌC nói riêng và CHẾ PHẨM SINH HỌC nói chung đã được sử dụng rất phổ biến trong ngành chăn nuôi bởi những lợi ích mang lại cho người chăn nuôi để giải quyết những vấn đề nan giải từ xưa đến nay như: gây ô nhiễm môi trường, bệnh tật, chi phí là vệ sinh chuồng trại, chi phí xử lý chất thải….
Phương pháp chăn nuôi trên ĐỆM LÓT SINH HỌC là phương pháp chăn nuôi trên đệm lót nhưng có nhân tố sinh học là các vi sinh vật được đưa vào trong đệm lót để thực hiện quá trình lên men tiêu huỷ hoàn toàn mùi hôi. Trong đó, nguyên liệu để làm đệm lót sinh học là mùn cưa, trấu và chế phẩm men như: GREEN FARM, HN – LBS NN.01, LASACHU B, LASACHU S…. Việc ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi không chỉ đem lại hiệu quả cao khi đảm bảo được môi trường, giảm chi phí mà còn có tác động xã hội tích cực.
Nếu theo phương pháp chăn nuôi truyền thống, người chăn nuôi sẽ phải thu gom chất thải, rửa chuồng hàng ngày, sử dụng Bioga... mất rất nhiều thời gian, nhân công và việc xử lý môi trường cũng không triệt để. Thế nhưng, nếu sử dụng đệm lót sinh học, các hộ chăn nuôi sẽ không phải thực hiện các công đoạn ấy vì tự các vi sinh được cấy trong đệm lót sẽ phân giải mạnh và đồng hoá tốt các thành phần có trong chất thải động vật để chuyển hoá thành các chất vô hại, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại có trong nền chuồng nuôi. Các hộ chăn nuôi sẽ không phải lo thu gom chất thải, rửa chuồng, xử lý môi trường thì đương nhiên sẽ giảm đáng kể chi phí. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cũng không phải quá lo lắng cho việc mua thuốc phòng, chữa trị bệnh cho vật nuôi.
(Ảnh minh họa)
Để nuôi lợn trên nền đệm lót đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một số vấn đề sau:
1.Thiết kế đệm lót lên men trong chăn nuôi Heo
1.1 Chuẩn bị nguyên liệu :
1m2 chuồng, cao 60cm cần 420kg lõi ngô nghiền.
(Tùy theo trọng lượng lợn và lượng phân thải ra)
Lưu ý: Mùa mưa sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men. Mùa khô thì trong 1 – 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt đô trên 400C. Dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700C, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Sau khi lên men kết thúc, tiến hành bỏ bạt phủ, đồng thời cào cho lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn.
2. Thả lợn vào chuồng
Trước khi thả lợn vào chuồng có thể nhặt phân lợn có sẵn bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho lợn có thói quen thải phân một chỗ.
Mật độ nuôi: lợn lớn: 1con/1,2m²; lợn nhỏ: 1con/ 0,8 – 1m². Qua các nghiên cứu cho thấy, với mật độ này sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót.
3. Quản lý và bảo dưỡng đệm lót
3.1. Quản lý đệm lót
- Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót (Trên bề mặt 20%)
- Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót (Dùng cào )
- Cần thường xuyên quan sát phân
3.2. Bảo dưỡng đệm lót
- Thường xuyên cào, xới tạo độ tơi xốp.
- Cần bổ sung thêm 5 - 10% chất độn sau 1-2 lứa nuôi.
4. Chống nóng trong mùa hè
- Lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao.
- Dùng quạt hoặc lắp hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng.
- Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.
5. Vấn đề sử dụng thức ăn
- Để sự tiêu hủy phân, nước tiểu được triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, trong quá trình nuôi cần kết hợp cho lợn ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa. Việc sử dụng thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa sẽ có tác dụng giảm thải phân và độ thối của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Cần chú ý cho lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư thừa.
- Tuổi thọ của đệm lót có thể duy trì vài năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên thì có thể duy trì thời gian sử dụng trên 6 năm.
Việc sử dụng đệm lót sinh học có rất nhiều lợi ích, quy trình làm đệm lót đơn giản, chi phí thấp, giảm một phần kinh phí xây dựng chuồng trại, tiết kiệm nước, hạn chế dịch bệnh, giảm công lao động, và đặc biệt giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường,…
Nếu theo phương pháp chăn nuôi truyền thống, người chăn nuôi sẽ phải thu gom chất thải, rửa chuồng hàng ngày, sử dụng Bioga... mất rất nhiều thời gian, nhân công và việc xử lý môi trường cũng không triệt để. Thế nhưng, nếu sử dụng đệm lót sinh học, các hộ chăn nuôi sẽ không phải thực hiện các công đoạn ấy vì tự các vi sinh được cấy trong đệm lót sẽ phân giải mạnh và đồng hoá tốt các thành phần có trong chất thải động vật để chuyển hoá thành các chất vô hại, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật có hại có trong nền chuồng nuôi. Các hộ chăn nuôi sẽ không phải lo thu gom chất thải, rửa chuồng, xử lý môi trường thì đương nhiên sẽ giảm đáng kể chi phí. Bên cạnh đó, các hộ chăn nuôi cũng không phải quá lo lắng cho việc mua thuốc phòng, chữa trị bệnh cho vật nuôi.
(Ảnh minh họa)
Để nuôi lợn trên nền đệm lót đạt hiệu quả cao, cần lưu ý một số vấn đề sau:
1.Thiết kế đệm lót lên men trong chăn nuôi Heo
1.1 Chuẩn bị nguyên liệu :
1m2 chuồng, cao 60cm cần 420kg lõi ngô nghiền.
- Trấu và mùn cưa/ lõi ngô nghiền + Men rắc chuồng ; Chuồng nuôi lợn 25m2: độ dày 60 cm.
- Men rắc chuồng có thể sử dụng là: GREEN FARM, HN – LBS NN.01
- Chú ý: Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo tiêu chuẩn: có độ xơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích.
1.2 Các bước làm đệm lót:
BƯỚC 1:- Rải lớp trấu dày 20 cm. (500kg)
- Phun nước sạch đều lên khắp bề mặt đạt độ ẩm 40%. (kết hợp với đảo đều)
- Rắc trực tiếp Men + 3kg bột ngô nghiền đều lên nền chuồng.
- BƯỚC 2:
- Rải lớp lõi ngô nghiền đạt độ dầy 20 cm. (80 bao = 3.000kg)
- Phun nước sạch đều lên khắp bề mặt đạt độ ẩm 30%. (Kết hợp với đảo đều)
- Rắc trực tiếp Men đều lên nền chuồng.
- BƯỚC 3:
- Rải lớp trấu dày 20 cm. (500kg)
- Phun nước sạch đều lên khắp bề mặt đạt độ ẩm 25 %. (kết hợp với đảo đều)
- Rắc trực tiếp Men + 3kg bột ngô nghiền đều lên nền chuồng.
- BƯỚC 4:
- Rải lớp lõi ngô nghiền đạt độ dầy 20 cm. (120 bao = 4.000kg)
- Phun nước sạch đều lên khắp bề mặt đạt độ ẩm 20%. (Kết hợp với đảo đều)
- Rắc trực tiếp Men đều lên nền chuồng.
- BƯỚC 5:
(Tùy theo trọng lượng lợn và lượng phân thải ra)
Lưu ý: Mùa mưa sau khi làm xong đệm lót có thể thả lợn vào ngay vì trời lạnh sự lên men chậm do vậy tận dụng nhiệt độ của lợn để làm tăng lên men. Mùa khô thì trong 1 – 2 ngày đầu đã lên men mạnh đạt nhiệt đô trên 400C. Dưới độ sâu 30cm có thể đạt nhiệt độ 700C, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Sau khi lên men kết thúc, tiến hành bỏ bạt phủ, đồng thời cào cho lớp bề mặt (sâu khoảng 20cm) cho tơi, để thông khí sau 1 ngày mới thả lợn.
2. Thả lợn vào chuồng
Trước khi thả lợn vào chuồng có thể nhặt phân lợn có sẵn bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho lợn có thói quen thải phân một chỗ.
Mật độ nuôi: lợn lớn: 1con/1,2m²; lợn nhỏ: 1con/ 0,8 – 1m². Qua các nghiên cứu cho thấy, với mật độ này sẽ đảm bảo sự tiêu hủy hết phân và kéo dài được tuổi thọ của đệm lót.
3. Quản lý và bảo dưỡng đệm lót
3.1. Quản lý đệm lót
- Phải đảm bảo độ ẩm của đệm lót (Trên bề mặt 20%)
- Phải đảm bảo độ tơi xốp của đệm lót (Dùng cào )
- Cần thường xuyên quan sát phân
3.2. Bảo dưỡng đệm lót
- Thường xuyên cào, xới tạo độ tơi xốp.
- Cần bổ sung thêm 5 - 10% chất độn sau 1-2 lứa nuôi.
4. Chống nóng trong mùa hè
- Lát gạch hoặc láng xi măng khoảng 1/3 diện tích nền chuồng để làm chỗ nằm cho lợn khi nhiệt độ bên ngoài quá cao.
- Dùng quạt hoặc lắp hệ thống phun mù với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng.
- Mở toàn bộ cửa để đảm bảo lưu thông không khí.
5. Vấn đề sử dụng thức ăn
- Để sự tiêu hủy phân, nước tiểu được triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, trong quá trình nuôi cần kết hợp cho lợn ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa. Việc sử dụng thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa sẽ có tác dụng giảm thải phân và độ thối của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Cần chú ý cho lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư thừa.
- Tuổi thọ của đệm lót có thể duy trì vài năm. Nếu thực hiện tốt vấn đề quản lý và bảo dưỡng như đã nêu ở trên thì có thể duy trì thời gian sử dụng trên 6 năm.
Việc sử dụng đệm lót sinh học có rất nhiều lợi ích, quy trình làm đệm lót đơn giản, chi phí thấp, giảm một phần kinh phí xây dựng chuồng trại, tiết kiệm nước, hạn chế dịch bệnh, giảm công lao động, và đặc biệt giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường,…
Nguồn: Phòng Kỹ Thuật - Công ty CP Hải Nguyên.
- 4005 reads
Bài viết liên quan
02/12/2022
Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Để chăn nuôi...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
16/11/2022
Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là...
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads