Cam keát veà chaát löôïng !
Ñaûm baûo veà giaù caû !
Taän taâm vôùi khaùch haøng !

Hotline

Miền Bắc             : 0981 228 522
Bắc Miền Trung :  0969 640 899
Nam Miền Trung:  0981 119 469
Tây Miền Trung:    0914773838


 

Kỹ thuật chăn nuôi gà

24/08/18 03:08:19 Lượt xem: 5072
Kỹ thuật chăn nuôi gà
A.Chuồng trại
I. Lồng úm gà con
- Một lồng úm gà có kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ nuôi 100 gà con.
- Phần đáy lồng úm bằng lưới sắt "mắt cáo"xung quanh có thể dùng lưới thép hoặc đan thưa lỗ (1 - 1,5cm để thông thoáng).
- Sưởi ấm cho gà bằng đèn điện 60W - 200W tuỳ theo thời tiết.
II.Chuồng gà
 1.Kỹ thuật xây dựng chuồng
Chuồng gà được xây dựng ở vị trí cao ráo, dễ thoát nước, tốt nhất là cách xa nhà ở, không chung với chuồng lợn, chuồng bò. Chuồng có hướng nam, đông nam để có ánh sáng mặt trời buổi sáng dọi vào diệt khuẩn, chống ẩm mốc. Hết sức tránh hướng đông bắc, tránh gió mùa rét lạnh thổi trực tiếp vào chuồng. Thiết kế chuồng có độ cao, rộng, mái dốc v.v... phù hợp với vị trí đất đai, tính đến điều kiện chống nóng, chống rét, đảm bảo thoáng mát mùa hè, thoáng ấm mùa đông, phòng được chồn cáo v.v...
 
2. Một số kiểu chuồng nuôi gà
a) Kiểu chuồng 4 mái kiên cố và bán kiên cố:

          Chuồng được xây dựng bằng khung thép hoặc bằng tre, luồng, mái lợp bằng tôn hoặc phibro xi măng. Hai đầu hồi được xây dựng bằng gạch. Mặt trước và mặt sau chuồng được che chắn bằng lưới sắt hoặc có thể đan tre nứa (có rèm che mưa nắng), phía duới xây dựng tuờng lửng băng gạch với độ cao 30-40 cm. Điểm đáng chú ý của kiểu chuồng này là có hai tầng mái (tức là có mái phụ ở nóc, ở tường, hai đầu hồi có 2 lỗ to phù hợp) để tạo sự thông thoáng khí trong chuồng nuôi.
          Kích thước chuồng: Cao mái: 2,0 – 2,2m
                                        Cao từ đỉnh nóc đến nền: 3,0m
                                        Rộng: 4 – 5m
                                        Dài: 5 – 6m
b) Kiểu chuồng bán kiên cố 2 mái .
            Với kiểu chuồng này có thể độ cao 2 mái bằng nhau hoặc lệch nhau 0,5m. Chuồng được xây dựng bằng các loại vật liệu rẻ tiền như tre, gỗ, cành cây, luồng, nứa. Kích thước chuồng có thể tuỳ ý, song tối thiểu chiều cao mái trước 2m, mái sau l,5m. Chiều rộng chuồng từ 2,5-3m, chiều dài mỗi ở chuồng từ 3-3,5m. Mái chuồng được lợp bằng ngói hoặc phibro xi măng hoặc bằng lá cọ, lá mía. Xung quanh chuồng được che chắn bằng các dóng nứa, tre, bằng lưới sắt. Hai đầu hồi có thể xây gạch. Mặt trước và mặt sau cần che chắn bằng rèm phòng tránh mưa gió.
 
c) Kiểu chuồng thô sơ:
          Loại chuồng này được làm bằng hình hộp chữ nhật nhiều tầng: Với chiều dài 1,2- 1,5m, chiều rộng từ 0,7-0,8m, tầng nọ cách tầng kia từ 0,35-0,4m; phía trên có mái che mưa nắng. Vật liệu làm chuồng kiểu này là tre hoặc gỗ dùng để làm khung. Xung quanh được đóng bằng các dõng tre thêu, và có thể bọc thêm lớp lưới mắt cáo phòng chuột rắn bắt gà. Tầng lưới cùng của chuồng cách mặt đất 0,3-0,4m. Kiểu chuồng này dùng để chăn nuôi gà lấy thịt và cũng có thể nuôi gà giống đẻ với quy mô nhỏ (từ 20-30 con mái đẻ).
 
d) Lồng nuôi gà
          Thông thường, lồng phải đảm bảo độ cao 40-50 cm (tuỳ theo giống gà) rộng 40-60 cm, còn chiều dài phụ thuộc vào vị trí đặt lồng; số lượng gà. Đối với lồng nuôi gà đẻ trứng thương phẩm chiều dài 1,2m có vách ngăn chia ra ba ô, mỗi ô nuôi 3 gà mái đẻ. Nếu lồng chỉ là công cụ để vận chuyển gà thì kích thước hợp lý là: 80cm (dài) x 50cm (rộng) x 20cm (cao). Lồng nuôi gà thịt kích thước tuỳ vị trí đặt lông, có thể dài l,2-1,5 m, rộng 0,6m, cao 45cm, có thể nuôi 10-12 gà thịt, đáy lồng đặt phẳng. Đáy lồng gà đẻ để hơi nghiêng một ít để khi gà đẻ trứng lăn ra phía trước đã có gờ đỡ. Khi xếp lồng tầng cho gà đẻ, gà thịt đều phải có tấm hứng phân cho các tầng trên. Lông có thể xếp 2 dãy đấu lưng với nhau hay một dãy kê sát phía sau vào tường, vách.
          Với các kiểu chuồng khi nuôi gà trên nền đều phải có chất lót trấu, dăm bào, cỏ khô hoặc rơm khô cắt ngắn, rải đều dày 7- 10 cm, quá trình chăn nuôi khi bị ướt chỗ nào phải thay chỗ ấy, kết thúc đợt nuôi phải dọn sạch, loại bỏ hết, đem ủ chất độn cả phân.
Có thể nuôi gà trên sàn làm bằng tre, nứa, gỗ cao 40-70 cm trên mặt nền có kẽ hở vừa phải cho phân rơi xuống nền, có lớp độn mỏng và rải vôi bột cho phân khô, dọn phân theo định kỳ. Nuôi gà ở chuồng lồng cũng có lớp độn ở nền chuồng như trên. Máng ăn, máng uống treo hoặc gác lên kệ, rải đều trong chuồng, có thể cả ở sân vuờn.
III. Máng ăn, máng uống
- Khi gà còn nhỏ 1-3 ngày tuổi, rải cám trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
- Khi gà 4-14 ngày tuổi, cho gà ăn bằng khay nhôm hoặc máng gà con.
- Khi gà trên 15 ngày cho ăn trên máng treo.
- Tạo các máng uống tránh gà nhảy vào nơi uống nước. Nên mua máng ăn, uống bày bán tại các cửa hàng chăn nuôi thú y.
IV. Bể tắm cát cho gà
          Xây bể dài 2m x 1m rộng, cao 0,3m, trong bể chứa cát khô, tro bếp, có ít bột lưu huỳnh cho gà tắm. Nên để bể cát ở nơi có bóng mát, mỗi bể cát cho 40 gà.
V. Dàn đậu cho gà
          Tạo một số dàn đậu cho gà ngủ ở trong chuồng. Dàn đậu bằng tre, gỗ cách nền chuồng khoảng 0,5m, cách nhau 0,3m.
VI. Ổ đẻ
- Nuôi gà đẻ theo kiểu công nghiệp lồng nuôi gà là ổ đẻ, khi gà đẻ trứng lăn ra ngoài. Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ.
- Nuôi thả hay bán công nghiệp phải làm ổ đẻ bằng thùng, hoặc chuồng đẻ cho cả loạt gà. Để ở nơi tối, khuất bóng gà trống hoặc gà mái khác; tùy từng giống gà, một ổ đẻ cho 5-10 gà mái.
VII. Máng cát sỏi
          Đặt ở một số máng cát và sỏi, đá nhỏ xung quanh bãi thả để gà ăn. Sỏi nhỏ này giúp gà tiêu hoá thức ăn và xung cấp một phần chất khoáng.
VIII. Xây dựng bãi thả
          Một khu gà nuôi nên xây dựng 2-4 bãi thả để luân phiên nhau. Bãi thả nên có cây bóng mát, có trồng cỏ xanh là nguồn thức ăn có chứa nhiều vitamin, khoáng, là nguồn dinh dưỡng cho gà. Có bãi thả gà tự do, vận động. Bãi thả đặc biệt quan trọng đối với gà nội địa, gà đẻ trứng. Tuỳ điều kiện xây dựng bãi thả. 1m2 cho 1 con hoặc 1 con gà cần 1-5m2
C. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc
          I. Nuôi gà theo phương pháp công nghiệp
          Chọn gà mới nở phải chọn những con nhanh nhẹn, đều nhau, da chân săn, mình đầy lông. Loại bỏ những con có dị tật.
          Không nên kéo dài thời gian chuyên chở và tránh những lúc trời quá nóng hoặc mưa dễ làm yếu sức gà con. Nên đựng gà trong thùng giấy, mỗi hộp giấy 0,4m x 0,6m nên đựng 100 con là vừa.
          Gà con 1 ngày tuổi thường không cho ăn mà chỉ cho uống nước.
          Nhiệt độ và phương pháp úm gà con: khi gà mới nở luợng mỡ ít nên khả năng chịu lạnh rất yếu, ta phải sưởi ấm cho chúng. Qua nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn, nhiệt độ trong chuồng như sau là phù hợp:
+ Gà từ 1-7 ngày tuổi cần nhiệt độ phòng 33-350C
+ Gà từ 7-15 ngày tuổi cần nhiệt độ phòng 31-330C
+ Gà từ 15-21 ngày tuổi cần nhiệt độ phòng 29-310C
+ Gà từ 21-30 ngày tuổi cần nhiệt độ phòng 26-290C. Đặc biệt ở miền bắc khi gió mùa đông bắc, nhiệt độ hạ thấp cần chú ý sưởi ấm cho gà. Sử dụng các phương pháp sưởi ấm khác nhau và kết hợp lẫn nhau. Ví dụ: che gió lùa, sử dụng chất độn chuồng và đặc biệt là sử dụng điện để sưởi ấm. Cứ 2m2 dùng một bóng điện 100W là vừa. Nếu sử dụng bếp củi hoặc than để suởi ấm phải rất chú ý phòng cháy và đặc biệt phải cho khói ra ngoài.
          Xây dựng khẩu phần thức ăn:
- Hiện nay thức ăn chế biến sẵn của các hãng nước ngoài và trong nước rất sẵn chỉ cần mua về cho gà ăn theo hướng dẫn, chỉ cần lưu ý một số điều sau:
+ Không sử dụng thức ăn cũ, để lâu.
+ Không sử dụng thức ăn bảo quản kém.
+ Không sử dụng thức ăn bị mốc, nấm; tránh mua phải thức ăn rởm
- Tự chế biến lấy thức ăn: Có thể tự chế biến lấy thức ăn, tự chế lấy thức ăn thì giá thành hạ hơn, nuôi gà có nhiều lợi nhuận hơn.
II. Nuôi gà theo phương pháp bán công nghiệp
1. Chọn giống, nhân giống
a. Nuôi gà lấy thịt
- Gà giống nội: Nên chọn giống gà Ri, gà Tàu vàng, gà Nòi, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Mía...
- Gà giống gà ngoại: Gà Tam Hoàng, (882), gà Lương Phượng, gà lai Rhot-ri, gà quạ, gà Sasso (Pháp). Nếu nuôi gà nội chú ý đến công tác giống, tránh đồng huyết dẫn đến thoái hoá, giảm năng suất. Để tránh đồng huyết hàng năm cần đổi chéo gà trống giữa các vùng và giữa các gia đình. Lưu ý chọn tỷ lệ 1 trống 8-10 mái là vừa. Một số gia đình tập trung trứng lại để ấp thủ công. Tủ ấp có công suất nhỏ từ 200-300 quả.
Sau khi ấp nở nhất thiết phải nuôi úm 1 tháng rồi mới thả dần ra vườn, đồi.
* Có thể sử dụng một số công thức lai để sản xuất giống thịt:
+ Giống gà Ri x giống gà Tam Hoàng
+ Giống gà Ri x gà L-ơng Ph-ợng.
+ Giống gà Nòi x gà Tam Hoàng
+ Giống gà Tàu Vàng x gà Tam Hoàng.
b) Nuôi gà lấy trứng thương phẩm:
Tất cả các giống gà địa phương đều được nông dân sử dụng như các giống kiêm dụng vừa cho trứng, vừa cho thịt. Tuy nhiên nếu để nuôi lấy trứng chỉ nên chọn những giống gà đẻ nhiều:
+ Gà Ri.
+ Tàu Vàng
+ Gà Tam Hoàng
+ Gà TB1
+ Gà Lơ go
+ Gà Gôn – lai
Trên đây là những giống gà đẻ nhiều và chịu được điều kiện nuôi thả ở Việt Nam.
2. Chăm sóc nuôi dưỡng
a) Nuôi gà con từ 0-1 tháng tuổi
Trước khi nuôi gà úm phải tiêu độc chuồng phun Formol 2%; Halamid 0,5%, Crezin. Kỹ thuật như phần nuôi theo phương pháp công nghiệp. Bắt đầu cho gà tập ăn bằng ngô, tấm, gạo nhỏ kèm thêm một ít hạt mè (vừng), tập cho gà ăn lẫn với thức ăn công nghiệp. Sau 4 - 5 ngày mới cho gà ăn thức ăn công nghiệp là chủ yếu. Cho gà ăn tự do trong giai đoạn này. Đối với gà địa phương sau 4 tuần tuổi bắt đầu tập cho gà ăn rau xanh, đồ tươi để chuẩn bị đưa gà xuống vườn.
b) Nuôi gà từ 1-2 tháng tuổi
Th-ờng sau 1 tháng có thể thả gà xuống vườn, đồi hoặc sân rộng. Thời gian này đàn gà hay cắn mổ nhau, nhất là giống công nghiệp, trong điều kiện nuôi chật hẹp, mật độ cao. Do vậy để hạn chế hiện tượng trên cần có các biện pháp sau:
- Thả dần cho gà xuống vườn giãn mật độ nuôi.
- Cho gà ăn thêm rau xanh, cỏ.
Lưu ý cho gà ăn rau đã rửa sạch để phòng bệnh.
- Cắt mỏ vào tuần thứ 7-8. Dùng bấm móng tay loại lớn hoặc dao cắt mỏ chuyên dùng.
- Những con bị mổ chảy máu phải đưa ra nuôi riêng và cầm máu bằng Iod 3% hoặc dùng lá nhọ nồi, lá cứt lợn để cầm máu.
c) Nuôi gà từ 2-5 tháng tuổi
          Sau 60 ngày tuổi, đàn gà có thể đ-ợc chăn thả hoàn toàn trong sân vườn, đồi. Diện tích vườn, sân, đồi để quyết định lượng gà nuôi. Nếu nuôi chật quá đất chóng dơ bẩn, gà hay ốm yếu. Nên nuôi với diện tích 1m2/2-3 gà. Đối với gà công nghiệp, nuôi lấy thịt và nuôi lấy trứng kỹ thuật khác nhau. Nếu nuôi lấy trứng cần hạn chế cho ăn để tránh gà béo quá đẻ không tốt.
          Nuôi gà chăn thả giai đoạn 4-5 tháng cần l-u ý:
- Nuôi tách riêng gà mái trống mái để tránh gà trống quấy rối.
- Lựa chọn gà mái giò tốt để làm giống. Loại bỏ những con chậm lớn, vẹo sườn, vẹo chân,khoảng cách giữa hai xương hông hẹp.
- Chọn gà trống tốt để làm giống gồm những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn.
- Tỷ lệ trống để lại 1 trống 8-10 mái.
- Từ 22-25 tuần tuổi gà bắt đầu vào đẻ.
Chú ý cho gà ăn đầy đủ nhất là các chất khoáng như Canxi để gà có đủ vôi tạo vỏ trứng.
* Trước khi gà vào đẻ cần làm một số việc sau:
- Tẩy giun cho gà:
+ Dùng Levason 1 gói 5 gram  cho 4 – 5 kg gà
- Tiêm phòng Vaccin nhũ dầu Gumboriffa (Pháp); Newcastle (Pháp) hoặc Vaccin: Bigopest (IBD - ND) nhằm mục đích đảm bảo gà con mới nở có đủ kháng thể chống bệnh Gumboro, Newcasstle, IB, đậu trong vòng 15 ngày sau khi nở. Điều rất quan trọng khi nuôi gà thả là phải chú ý không để gà uống nước bẩn hoặc uống nước phèn, nước lợ làm cho gà bị ỉa chảy, trúng độc, nhất là khi trời mới mưa có nhiều vũng nước trong vườn bị nhiễm bẩn hoặc vùng nước phèn, nước mặn.
d) Nuôi gà mái đẻ
- Gà ta bắt đầu đẻ từ 24-26 tuần tuổi, còn các giống gà Trung Quốc như gà Tam Hoàng 822, Lương Phượng, gà BT1 đẻ sớm hơn.
- Gà công nghiệp giống trứng Lơ - go, Gôn - lai bắt đầu đẻ ở 20 tuần tuổi. Với mục tiêu sản xuất nhiều trứng giống, gà con giống, cần áp dụng các biện pháp sau:
- Sau 20 tuần tuổi cho gà ăn tự do, thức ăn phải đảm bảo 16-17% chất đạm. Bổ sung thêm Canxi, Photpho, thóc mầm, giá đậu, rau xanh.
- Loại bỏ những con ngoại hình kém, khoảng cách xương hông hẹp.
- Tiến hành ghép một con gà trống với 10-12 gà mái để tạo thành một đàn, với diện tích 50m2. Để tránh đồng huyết phải đổi trống hàng năm.
* Nhu cầu ánh sáng đối với gà đẻ:
ánh sáng là yếu tố tác động tới cơ thể gà; không những để tạo nhiệt s-ởi ấm cho gà con; để gà ăn được cả ban ngày và ban đêm mà ánh sáng còn có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hooc môn sinh dục.
- Tăng độ chiếu sáng ban đêm 1 bóng 25-70W cho 2 đàn gà 25 con. Thắp từ 3 giờ sáng đến 6-7 giờ sáng.
- Giữ yên tĩnh, tránh xáo động, tránh ồn ào, tránh chó, mèo, chuột quấy.
- Vào mùa thu gà ta thường thay lông. Thời gian thay lông kéo dài khoảng 2 tháng. Khi gà thay lông tỷ lệ đẻ thấp, nhưng đừng thấy đẻ ít mà cho ăn kém đi. Cần cho ăn tốt và ăn thêm lượng Methionin để gà mọc lông tốt hơn.
- Gà địa phương như gà Ri, gà Hồ, gà Mía, gà Trung Quốc... cũng thường hay ấp.
- Muốn có nhiều gà và trứng giống thì không nên cho gà ấp.
 

Nguyên tắc sử dụng VACCIN trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam.
Mục tiêu: phòng ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể gia súc, gia cầm.
1.Nguyên tắc sử dụng vaccin
-        Sử dụng đúng loại vaccin
-        Chỉ dùng vaccin cho gia súc, gia cầm khoẻ
-        Tiêm chủng đúng thời gian
-        Dùng vaccin theo đúng hướng dẫn
2.Cách dùng
-        Nhỏ mắt
-        Tiêm dưới da
-        Hoà nước cho uống
-        Phun sương toàn trại
-        Phun sương lò ấp
Tuỳ theo từng đối tượng gia súc, gia cầm hoặc trứng mà có biện pháp khác nhau. Khi nhỏ mắt, tiêm, phun sương, hoà nước cho uống tất cả các dụng cụ tiếp xúc với vaccin phải được vệ sinh sạch sẽ.

Bài viết liên quan

02/12/2022
Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Để chăn nuôi...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
16/11/2022
Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là...

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN

Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997 
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com

©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO