Nho - Vị thuốc quý từ thiên nhiên
20/07/16 03:07:30 Lượt xem: 1374
Theo Đông y, quả nho vị ngọt, chua, tính bình; vào tỳ, vị, thận, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, cường kiện cân cốt, lợi thủy trừ thấp. Rễ cây nho vị ngọt, tính bình,
Theo Đông y, quả nho vị ngọt, chua, tính bình; vào tỳ, vị, thận, tác dụng bổ khí dưỡng huyết, cường kiện cân cốt, lợi thủy trừ thấp. Rễ cây nho vị ngọt, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, lợi niệu. Dây nho (cả lá) vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, giải độc. Quả nho dùng cho các trường hợp suy nhược sau điều trị bệnh dài ngày, viêm nhiễm sốt cao, da khô, miệng họng khô, khát nước, viêm thận, phù nề, huyết niệu, tiểu dắt tiểu buốt, đau nhức do phong thấp.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nho đỏ có thể làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch, giảm tác hại của thuốc lá với phổi; ngăn ngừa ung thư, giúp cơ thể chống đỡ tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư. Rễ nho dùng cho các bệnh nhân đau sưng khớp, phù nề, viêm đường tiết niệu. Dây và lá nho dùng cho các trường hợp phù nề tiểu ít, ung nhọt, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ, đau sưng khớp, giải độc. Cách dùng nho làm thuốc:
Đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít: Rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g). Sắc uống.
Tăng huyết áp: Quả nho tươi 150g, mã thầy 15 hạt: mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống.
Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, câu kỷ tử 10g, thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày.
Dùng cho các chứng âm hư nội nhiệt, nhiệt bệnh thương tân, có biểu hiện sốt nóng, da khô, môi miệng khô, khát, trạng thái kích ứng, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng: Nho tươi 250g (rửa sạch ăn tươi) ngày 1 - 2 lần.
Tiểu dắt, buốt, tiểu ít màu vàng đục (viêm đường tiết niệu): Nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng.
Sỏi đường tiết niệu, niệu huyết, tiểu dắt buốt và đau: Nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml; trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Viêm thận phù thũng, động thai dọa sảy: Nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60 - 100g. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.
Chữa ho nhiều đờm: Nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo 50g. Tất cả cho vào nấu cháo.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh sau bệnh dài ngày, ăn kém chậm tiêu, còn có tác dụng hoạt huyết an thai: Rượu nho 10ml, uống trước khi đi ngủ. Tác dụng kích thích tiêu hóa và tốt cho những người xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp: Rượu vang chế từ nho đỏ: uống 30 - 50ml trong bữa ăn.
Lưu ý: Người có hội chứng lỵ, tiêu chảy không dùng nhiều. Những người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp (nhóm đối kháng calci: amlodipin, nefedipin, diltiazem, verapamil, nicardipin…); đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopcil, cilazapril, enalapril...) không được dùng nho do làm tăng kali máu.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, nho đỏ có thể làm giảm nguy cơ tai biến tim mạch, giảm tác hại của thuốc lá với phổi; ngăn ngừa ung thư, giúp cơ thể chống đỡ tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư. Rễ nho dùng cho các bệnh nhân đau sưng khớp, phù nề, viêm đường tiết niệu. Dây và lá nho dùng cho các trường hợp phù nề tiểu ít, ung nhọt, viêm kết mạc mắt, đau mắt đỏ, đau sưng khớp, giải độc. Cách dùng nho làm thuốc:
Đau nhức do phong thấp, phù thũng, tiểu ít: Rễ nho tươi 100g (hoặc rễ khô 50g). Sắc uống.
Tăng huyết áp: Quả nho tươi 150g, mã thầy 15 hạt: mã thầy gọt bỏ vỏ, nho rửa sạch, cho vào xay nhỏ, thêm ít nước sôi để uống.
Thị lực suy giảm: Nho khô 20g, câu kỷ tử 10g, thảo quyết minh 5g. Hãm uống trong ngày.
Dùng cho các chứng âm hư nội nhiệt, nhiệt bệnh thương tân, có biểu hiện sốt nóng, da khô, môi miệng khô, khát, trạng thái kích ứng, mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng: Nho tươi 250g (rửa sạch ăn tươi) ngày 1 - 2 lần.
Tiểu dắt, buốt, tiểu ít màu vàng đục (viêm đường tiết niệu): Nho tươi 250g ép vắt nước, thêm 1 ly nước sôi, khuấy đều uống nóng.
Sỏi đường tiết niệu, niệu huyết, tiểu dắt buốt và đau: Nước ép nho 50ml, nước ép ngó sen 50ml; trộn khuấy đều. Ngày uống 2 lần. Viêm thận phù thũng, động thai dọa sảy: Nho khô 30g, đại táo 15g, gạo tẻ 60 - 100g. Tất cả nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày.
Chữa ho nhiều đờm: Nho khô 50g, bách hợp 20g, gạo 50g. Tất cả cho vào nấu cháo.
Mất ngủ, suy nhược thần kinh sau bệnh dài ngày, ăn kém chậm tiêu, còn có tác dụng hoạt huyết an thai: Rượu nho 10ml, uống trước khi đi ngủ. Tác dụng kích thích tiêu hóa và tốt cho những người xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp: Rượu vang chế từ nho đỏ: uống 30 - 50ml trong bữa ăn.
Lưu ý: Người có hội chứng lỵ, tiêu chảy không dùng nhiều. Những người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp (nhóm đối kháng calci: amlodipin, nefedipin, diltiazem, verapamil, nicardipin…); đang dùng các loại thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopcil, cilazapril, enalapril...) không được dùng nho do làm tăng kali máu.
- 1374 reads
Bài viết liên quan
17/06/2020
CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN
Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com
- 17 reads
©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO
- 7 reads
- 26 reads