Cam keát veà chaát löôïng !
Ñaûm baûo veà giaù caû !
Taän taâm vôùi khaùch haøng !

Hotline

Miền Bắc             : 0981 228 522
Bắc Miền Trung :  0969 640 899
Nam Miền Trung:  0981 119 469
Tây Miền Trung:    0914773838


 

VAI TRÒ CỦA VITAMIN K ĐỐI VỚI VẬT NUÔI

16/07/20 08:07:12 Lượt xem: 2965
Theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, kali là một khoáng chất quan trọng đóng vai trò rất lớn trong một số trường hợp cụ thể.

Kali là một dưỡng chất thiết yếu. Nghĩa là tất cả các loài động vật cần phải được nhận đủ kali thông qua khẩu phần ăn hàng ngày của chúng. Tuy nhiên, kali không phải là một chất dinh dưỡng hay bị thiếu trong điều kiện thực tiễn, nguyên liệu thức ăn thông thường cung cấp hàm lượng kali nhiều hơn so với nhu cầu của vật nuôi. Đây là lý do tại sao kali được xếp vào nhóm các chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng hiếm khi nhận được nhiều sự quan tâm từ các chuyên gia dinh dưỡng và những người xây dựng công thức thức ăn.

 

Ít ra điều này vẫn còn là lý thuyết cho đến gần đây. Ngày nay, kali được xem là một chất dinh dưỡng quan trọng và cần phải được kiểm chứng, ít nhất là trong các khẩu phần nhạy cảm.

Kali đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình trao đổi chất

 

Mặc dù kali rất hiếm khi được nghiên cứu chuyên sâu, trừ khi nó được xem là một thành phần thuộc nhóm khoáng đa lượng trong các chương trình nâng cao sau đại học, kali đóng vai trò trung tâm đối với chức năng sống hàng ngày của tất cả các loài động vật.

 

Thứ nhất, kali giúp cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động đúng chức năng. Trong thí nghiệm vật nuôi thiếu kali, đầu tiên chúng sẽ mất cảm giác ngon miệng, gây ảnh hưởng đến năng suất, sau đó cơ bắp yếu dần và thậm chí tê liệt. Tất nhiên, để đạt được đến mức độ thiếu hụt như vậy là tương đối khó, nhưng các thí nghiệm này đã chứng minh được tầm quan trọng của kali.

 

Thứ hai, kali tham gia vào quá trình cân bằng điện giải ở tế bào ảnh hưởng đến sự hô hấp. Thiếu kali dẫn đến mất cân bằng điện giải nội bào, là nguyên nhân chính gây rối loạn trong quá trình trao đổi chất. Đây là một vấn đề thực tế xảy ra trong quá trình stress nhiệt, ở những nơi thường tăng cường cân bằng điện giải khẩu phần.

 

Cơ chế chính xác trong quá trình tương tác giữa kali với các khoáng chất khác để kiểm soát các chức năng này là rất phức tạp thể hiện qua các giá trị thực tế. Tuy nhiên, có thể được nghiên cứu kỹ hơn bởi các chuyên gia.

 

Hàm lượng Kali trong các nguyên liệu thông thường không giống nhau

 

Chỉ số hàm lượng kali trong các loại nguyên liệu được dùng cho khẩu phần vật dạ dày đơn được thể hiện trong bảng Natri, kali, clo, cân bằng điện giải khẩu phần trong thức ăn thông thường. Những sai số chính xác được đánh giá dựa trên nguồn nguyên liệu, nhưng sự hàm lượng của kali trong các nguyên liệu chính vẫn còn thấp, và dữ liệu thể hiện khá nhiều thông tin.

Nhìn chung, hầu hết các nguồn năng lượng như ngũ cốc và phụ phẩm từ ngũ cốc chứa hàm lượng kali khá thấp, không quá 0.2%. Đây không phải là một vấn đề lớn vì các loại ngũ cốc này thường được bổ sung kèm với các nguồn protein có chứa hàm lượng kali tương đối cao. Những nguồn protein này gồm khô dầu đậu nành và hầu hết các hạt có dầu khác, và dĩ nhiên là các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, phần lớn protein trong công thức đến từ các phụ phẩm của ngũ cốc có hàm lượng kali cực kỳ thấp. Ví dụ như trường hợp của bã bia (brewer’s grain), rất phổ biến trong thập kỷ qua.

 

Một nguyên liệu nữa cũng chứa lượng kali dồi dào đó là rỉ mật đường. Hầu hết các loại củ và rễ rất giàu kali, khoáng chất này tập trung ở phần rỉ mật trong quá trình trích đường từ củ cải đường. Trên thực tế, hàm lượng kali trong rỉ mật đường cao được cho là nguyên nhân gây ra tiêu chảy, nhưng điều này vẫn chưa được chứng minh. Các thử nghiệm đối chứng cho ăn rỉ mật đường ở mức cao hoặc kali ở mức tương đương không tìm ra bất kỳ triệu chứng tiêu chảy nào. Tất cả những điều này tốt hơn nên được xem là hàm lượng kali có trong khẩu phần cân bằng điện giải chứ không phải là một chất dinh dưỡng riêng biệt.

 

Nhu cầu kali của động vật chưa được xây dựng tốt

 

Hàm lượng kali dồi dào trong hầu hết các loại thức ăn thông thường gây khó khăn trong việc thiết kế khẩu phần thiếu kali để phục vụ nghiên cứu. Cùng với sự thiếu quan tâm trong việc bổ sung kali, có thể hiểu lý do tại sao hầu hết các tiêu chí của nghiên cứu đều đã lỗi thời. Nhìn chung, hàm lượng kali có trong khẩu phần lúa mì/ngô và khô dầu đậu tương được coi là đủ. Đối với hầu hết khẩu phần, mức độ này trong khoảng 1% hoặc 10 gram/kg trong thức ăn hoàn chỉnh.

 

Rõ ràng, mức độ chênh lệch ít từ những số liệu chung chung này không được xem là một vấn đề. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã tiến hành đánh giá hàm lượng kali khi cho các nguyên liệu ít thông dụng vào công thức, đặc biệt là khi dùng chúng ở mức cao. Trong những trường hợp này, một nguồn kali (ví dụ, kali clorua) có thể được sử dụng để tăng hàm lượng kali trong khẩu phần.

 

Điều này đủ nói lên rằng chúng ta đang rất cần các dữ liệu mới về nhu cầu kali của động vật. Đối với các sản phẩm phụ và nguyên liệu thay thế mới được thêm vào công thức thức ăn cho động vật dạ dày đơn, việc này buộc phải tiến hành dựa trên các số liệu xác thực chứ không phải dựa vào lượng kali trung bình trong khẩu phần ngô-đậu nành trước đây.

 

Kali trong điều kiện stress nhiệt và hiện tượng cắn đuôi

 

Đặc trưng của động vật dạ dày đơn trong quá trình stress nhiệt biểu hiện qua sự mất cân bằng điện giải, đây là hậu quả của việc chúng phải chống chọi với cái nóng. Rõ ràng, thở hổn hển hoặc hô hấp nhanh là một trong những biểu hiện này, và như dự đoán nó liên quan đến kali (K) với natri (Na) và clo (Cl). Ba khoáng chất này là yếu tố chính trong phương trình dưới đây, thường được dùng để tính cân bằng điện giải khẩu phần (dEB).

 

dEB (meq/kg) = Na(g/kg)´1000/23 + K(g/kg)´1000/39 – Cl(g/kg)´1000/35.5 

 

Nhìn chung, quá trình stress nhiệt cần giá trị dEB cao hơn. Chỉ số thường được lựa chọn nhiều nhất là 250 mEq/kg, có thể đạt được bằng cách thêm nguồn Na hoặc K, và/hoặc giảm nguồn Cl. Trong hầu hết các trường hợp, khuyến cáo nên sử dụng vừa đủ muối (NaCl) để đáp ứng nhu cầu Cl và sau đó thêm natri bicarbonat hoặc kali clorua để đạt được mức dEB yêu cầu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với gà đẻ, vì chúng không được nhận quá nhiều Cl để đảm bảo chất lượng vỏ trứng.

 

Vẫn chưa lý giải chính xác được vì sao giá trị dEB cao làm giảm bớt các vấn đề cắn đuôi ở heo con. Có thể nói tương tự như đối với việc bổ sung muối đơn không làm ảnh hưởng đến dEB.

 

Tất nhiên, một số chuyên gia tin rằng các quan sát về dEB chỉ đơn thuần là việc tăng lượng nước uống vào do tiêu thụ quá mức các khoáng chất, vậy thì việc bổ sung loại khoáng nào trở nên không quan trọng lắm. Có lẽ sự thật vẫn đang còn ở đâu đó chờ được khám phá.

Nguồn: WATTAgNet.com

Bài viết liên quan

02/12/2022
Chăn nuôi gà hữu cơ đang là xu hướng hiện nay. Để chăn nuôi...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
26/11/2022
Quan điểm “Giống là tiền đề, thức ăn là quyết định” đâu đó...
16/11/2022
Sử dụng chế phẩm vi sinh phối trộn vào thức ăn cho heo là...

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN

Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997 
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com

©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO