Cam keát veà chaát löôïng !
Ñaûm baûo veà giaù caû !
Taän taâm vôùi khaùch haøng !

Hotline

Miền Bắc             : 0981 228 522
Bắc Miền Trung :  0969 640 899
Nam Miền Trung:  0981 119 469
Tây Miền Trung:    0914773838


 

NUÔI TÔM CHÂN TRẮNG THÂM CANH VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG, BỆNH TRÊN TÔM

Thông báo lỗi

Notice: Undefined variable: uri trong __lambda_func() (dòng 18 của /home/hainguyenj/domains/hainguyenjsc.com/public_html/sites/all/modules/views_php/plugins/views/views_php_handler_field.inc(202) : runtime-created function).
27/05/20 11:05:00 Lượt xem: 7635
Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản có nguồn dinh dưỡng cao và là món ăn phổ biến hằng ngày của người Việt. Không những thế, tôm thẻ còn nằm trong danh sách các mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước ta. Để hiểu rõ hơn về tôm thẻ chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu trong bài viết về Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả cho bà con dưới đây nhé.

QUY TRÌNH NUÔI TÔM

1. CHỌN VỊ TRÍ
- Vị trí xây dựng trang trại phải thuộc khu quy hoạch phát triển thủy sản của địa phương. 
- Nên duy trì vùng đệm giữa cơ sở nuôi với các khu vực lân cận. 
- Cơ sở nuôi tôm phải đặt xa nguồn ô nhiễm (do nước thải sinh hoạt và các nhà máy công nghiệp…), 
không ảnh hưởng xấu đến đất nông nghiệp và các nguồn cung cấp nước ngọt cũng như các  đối 
tượng nuôi trồng thuỷ sản khác. Không gây xáo trộn cho các hoạt động xung quanh. 
- Nên chọn lựa những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt như: đường giao thông, mạng lưới điện và hệ
thống kênh rạch cấp thoát nước
2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG NUÔI 
Tùy thuộc vào địa hình của từng vùng mà bố trí hệ thống ao cho phù hợp. Tuy nhiên khi thiết 
kế hệ thống ao nuôi cần chú ý vài điểm như sau: 
2.1. Ao nuôi 
- Ao có dạng hình tròn, hình vuông hoặc chữ nhật. Tốt nhất là hình tròn và hình vuông, ao hình 
chữ nhật nên bo cạnh góc. Mặt đáy ao nên bằng phẳng, thiết kế dốc nghiêng về hố xi phông nhằm 
gom các chất thải vào giữa ao để thuận lợi cho việc xi phông. 
- Diện tích ao phù hợp từ 1.200 – 2.000m2, độ sâu đáy ao 2,0-2,5m, độ sâu mức nước 1,2– 1,8 m. 
- Bờ ao đủ lớn (hệ số mái bờ hợp lý) nhằm hạn chế tối đa sạt lở khi vận hành quạt nước trong ao. 
- Tùy vào điều kiện vùng miền nền đáy ao có thể lót bạt bờ, hoặc lót bạt đáy chống đục hay sạt lở
và giảm xì phèn vào mùa mưa. 
- Diện tích dành cho ao nuôi thường chiếm khoảng 40% là hợp lý trong hệ thống nuôi. 
2.2. Ao ương 
- Tùy thuộc vào điều kiện hạ tầng và quy mô đầu tư của cơ sở nuôi, khuyến khích ao bạt đáy nên 
ương tôm lại khoảng 25-30 ngày sau đó chuyển sang ao nuôi. Một vài điểm lưu ý khi xây dựng 
ao ương các yêu cầu kỹ thuật như sau: 
- Vị trí các ao ương đặt xen kẽ các ao nuôi để thuận lợi cho việc tháo nước (bao gồm cả tôm) vào 
ao nuôi. 
- Ao ương có diện tích 80-200m2
- Đáy ao dốc dần về giữa ao (độ nghiêng khoảng 15 độ), xi phông tháo nước ao đặt tại vị trí thấp 
nhất của ao (giữa ao). 
- Toàn bộ ao trải bạt HDPE và mái che bằng lưới lan bên trên để giảm nhiệt độ và ổn định môi 
trường nước trong quá trình ương. 
- Mực nước: 1,0-1,2m. 
- Hình dạng ao: bể tròn, hình vuông là tốt nhất. 
- Thiết bị cung cấp oxy: 2 dàn quạt (4-10cánh/dàn) kết hợp với 40-80 vỉ Aero-tube theo kiểu vỉ
tròn chữ T. 
2.3. Ao xử lý cấp 
- Nhiệm vụ: xử lý nước bằng hóa chất để loại bỏ mầm bệnh và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng 
nước cấp đầu vào để sẵn sàng cấp cho ao nuôi. 
- Diện tích tốt nhất chiếm khoảng 30% trong hệ thống nuôi. 
- Độ sâu đáy đến mặt bờ 2,5-3m. Nếu gặp vùng đất phèn tiềm tàng có thể giảm độ sâu, trang trại 
có đủ điều kiện nên lót bạt bờ. 
2.4. Ao/kênh lắng thải 
- Diện tích ao/kênh lắng thải chiếm tối thiểu 20% diện tích hệ thống nuôi. Độ sâu ao/kênh lắng 
thải từ 2,0-3,0m. 
-Nên thiết kế bên cạnh ao/kênh lắng thải ao chứa bùn thải riêng biệt, phần miệng ống thoát nước 
từ ao chứa bùn đưa ra ao/kênh lắng thải nhằm tránh bùn thải chảy trực tiếp ra sông. Ao chứa bùn 
nên đào sâu để có dung tích lớn cho chứa bùn, đồng thời giúp giảm diện tích chiếm dụng trong hệ
thống nuôi và giảm nguy cơ rò rỉ bùn gây ô nhiễm ra khu vực nuôi lân cận. 
- Thả cá rô phi với mật  độ1con/m2 vào ao/kênh lắng thải để cá ăn bớt các loài thực vật (tảo) và 
mùn bã hữu cơ giúp cho nguồn nước thải từ ao tôm giảm bớt hiện tượng phú dưỡng do thức  ăn 
thừa, phân tôm thải ra. Sau 01 vụ nuôi, nguồn nước này có thể tái xửlý, nước từ ao/kênh lắng thải 
được chuyền ngược lại về kênh cấp để lắng lọc tự nhiên và cấp sang ao xửl ý cấp để khử trùng lại 
và cung cấp cho ao nuôi. 
2.5. Kênh cấp và thoát nước 
Nhiệm vụ: cấp nước vào ao xửlý cấp để cung cấp nước sạch cho khu nuôi, đồng thời cũng có 
nhiệm vụ nhận nước thải từcác ao/kênh lắng bên trong khu nuôi. Ngoài ra kênh cấp còn có nhiệm 
vụ lắng lọc cơ học và dự trữ nước khi cần cung cấp cho khu nuôi. Diện tích chiếm khoảng 10% 
khu nuôi. Độ sâu thường sâu hơn ao nuôi khoảng 2,5-3,0m
3. CHUẨN BỊ AO 
3.1 Cải tạo ao 
3.1.1 Đối với ao đất 
* Ao nuôi cũ: 
- Gia cố và đầm nén lại bờ ao và rào lưới quanh ao để ngăn chặn cua, còng,... (bằng bạt HDPE/lưới 
mùng chiều cao 0,5 m). 
- Cải tạo ao: có 2 phương pháp cải tạo lại ao: 
+  Cải tạo ướt: sau 1 vụ nuôi tiến hành cào, sên hoặc xịt bùn bằng máy áp lực di chuyển lớp 
bùn đáy về khu vực chứa bùn thải.
+ Cải tạo khô: Phơi khô nền đáy ao 15-20 ngày, sửdụng máy cơ giới chuyên dùng xới xáo 
nền đáy ao đưa bùn lên bờ ao hoặc khu chứa an toàn.
- Bón vôi để ổn định pH và tiêu diệt một sốmầm bệnh
Thời gian phơi ao có thể 3-5 ngày sau đó lấy nước vào ao nuôi. 
* Ao mới 
Sau khi xây dựng xong hệ thống ao nuôi, lấy nước vào ao ngâm 3-5 ngày rồi xả nước ra, lặp lại 
2-3 lần thì tiến hành bón vôi
3.1.2 Đối với ao lót bạt 
Khi kết thúc 1 vụ nuôi tiến hành xử lý ao như sau: 
-Sử dụng máy bơm áp lực cao để loại bỏ toàn bộ chất thải trong ao nuôi. 
-Vệ sinh chà rửa sạch toàn bộ bề mặt bạt, có thể sử dụng nước ngọt để chà rửa, vệ sinh bạt. Ngoài 
ra cần khử trùng bằng CaO, và tẩy bạt bằng Oxy già (H2O2) để khử trùng sạch ao nuôi. 
3.1.3 Ao xử lý cấp 
Vệ sinh ao xửlý cấp sau mỗi vụ nuôi và công tác đảm bảo an toàn toàn sinh học tương tự ao nuôi. 
3.2 Thiết kế hệ thống xi phông đáy ao 
Tùy điều kiện từng khu vực vùng miền khác nhau mà thiết kế hệ thống xi phông phù hợp để
rút chất thải ra khỏi ao hiệu quả nhất. Thường hốxi phông cho ao đất có đường kính từ 4-6m và 
ao bạt 1-2m; độ sâu 1-2m. Sử dụng thiết bị đầu bơm 2-3HP để xi phông bùn thải ra khu chứa thải. 
Sử dụng Van xả  đáy ao thông qua thiết bị đường ống đặt phía dưới nền đáy ao dẫn vào hố xi 
phông. Các ao có cao trình đáy ao cao hơn kênh xả thải thì sử dụng phương pháp này.
3.3. Lắp đặt thiết bị cung cấp oxy 
-Cần duy trì mức oxy ≥5ppm để tôm tăng trưởng tốt nhất. Một số lưu ý cho việc lắp đặt nhưsau: 
- Chọn thiết bị cung cấp oxi và quạt nước phù hợp với công suất của động cơ và tiêu chuẩn nhà 
sản xuất. 
- Các cánh quạt nước phải lắp so le nhau để quạt nước chạy êm, ít rung, ít hỏng, kéo dài tuổi thọ. 
- Quạt nước phải được bố trí  để tạo dòng nước xoáy tròn dồn chất thải vào giữa ao thông qua hệ
thống xi phông để dễ hút đưa chất thải ra khỏi ao nuôi. 
+ Số lượng máy quạt nước phụ thuộc mật độ nuôi và loại quạt
Dàn quạt nước bố trí đối diện sao cho dòng chảy tốt nhất để gom chất thải vào giữa ao và cung 
cấp đủ nhu cầu oxy cho tôm nuôi
4. XỬ LÝ NƯỚC AO 
4.1.1 Xử lý nguồn nước cấp đầu vào 
- Thường xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh vùng nuôi để biết thông tin mà chọn thời điểm con 
nước tốt nhất để lấy vào ao kênh cấp nước. 
- Nguồn nước đầu vào chuyển vào kênh cấp sẽ được lắng lọc tự nhiên với khoảng thời gian từ 02 
đến 03 ngày. Sau đó, nước sẽ được đưa vào ao xử lý cấp thông qua cống cấp hay máy bơm có gắn túi lọc mịn với kích thước mắt lưới 40 – 60µm nhằm ngăn chặn các loài giáp xác và cá tạp. 
- Giai đoạn trước khi thả tôm, tại ao xử lý cấp tiến hành xửlý sử dụng thuốc tím 2-3ppm vào buổi 
tối hoặc sáng sớm khi pH thấp. Sau 24h, xửlý chlorine (hoạt chất Calcium hypochrit, 65-70%) 
với liều lượng sử dụng 15-20ppm vào thời gian buổi tối hoặc sáng sớm khi pH thấp. Sau 3 ngày 
mở hệ thống quạt khí để lượng chlorine bay hơi khỏi ao. 
- Để rút ngắn thời gian xửlý để thả tôm có thể sử dụng Natri thiosulfat để trung hòa Chlorin với 
liều lượng 1-2ppm. Sau khoảng thời gian 07 ngày cấp sang ao nuôi
.1.3. Bổ sung chế phẩm vi sinh:một vài điểm lưu ý khi sử dụng vi sinh cho ao nuôi:
- Tùy thuộc từng chủng loại chế phẩm sinh học có những loại có thể bổ sung trực tiếp xuống ao 
mà không cần kích hoạt và bên cạnh đó có những loại phải kích hoạt bào tử để tăng mật độ vi sinh 
nhằm bổ sung cho ao nuôi xửlý nước hiệu quả hơn. Có loài ủ ở điều kiện yếm khí, có loài ủhiếu 
khí. Do đó, cần phải phân biệt chủng loại dựa vào nhãn mác nhà sản xuất  từ các nhà sản xuất có 
uy tín và chất lượng. Sản phẩm được công bố theo quy định của Tổng cục thủy sản
- Chọn các nhóm chủng vi sinh có lợi:sử dụng nhóm chế phẩm vi sinh để xử lý nước và đáy ao 
như: Bacilus spp, Pseudomonas spp, Rhodopseudomonas spp.; Rhodospirillum spp từcác nhà sản 
xuất có uy tín và chất lượng
5. MÙA VỤ THẢ GIỐNG 
Mùa vụ thả tôm nên áp dụng lịch mùa của từng  địa phương trên nguyên tắc không thả tôm 
trong mùa lạnh, nhiệt độ thấp (<26 độ C)  để giảm thiểu nguy cơ bộc phát bệnh đốm trắng. Ngoài ra, 
nên chọn thời điểm nuôi có nguồn nước tốt nhất trong giai đoạn nuôi và chỉ nên nuôi cắt vụ để ao 
có điều kiện phục hồi sau mỗi vụ nuôi. 
6. CHỌN GIỐNG VÀ MẬT ĐỘTHẢ
6.1.1 Chọn giống 
- Tôm giống nên chọn ở những cơ sở, công ty sản xuất giống có uy tín trên thị trường, có nguồn 
gốc bố mẹ rõ ràng. Cơ sở tôm giống có quy trình ương nuôi bố mẹ và cho đẻ tôm giống được kiểm 
soát tốt về an toàn sinh học trong trại giống. Nguồn giống tôm post thả ra nhiều khu vực nuôi có 
tỷ lệ đạt cao. 
6.1.2 Mật độ thả
Tùy thuộc vào khu vực nuôi và vùng miền khác nhau, kế hoạch và định hướng thị trường và 
cơ sở hạ tầng cũng như kết cấu nền đáy ao nuôi mà cơ sở hay người nuôi tôm quyết định thả với 
mật độ hợp lý.
- Ao đất lót bạt bờ: 80-100 con/m2
- Ao lót bạt hoàn toàn: 120-200 con/m2
6.1.3 Thả giống 
- Ao đất: thả trực tiếp. 
- Ao lót bạt: tùy thuộc vào điều kiện của nông hộ/trang trại, có thể thả theo hình thức 2 giai đoạn: 
giai đoạn 1: thả vào ao ương; giai đoạn 2 thả ra ao thương phẩm. Thời gian ương từ 20-30 ngày, 
kích cỡ tôm thường khoảng 1.800-2.000 con/kg, tỷ lệ sống trung bình khoảng 80%. 
- Kỹ thuật thả tôm: Đối với ao đất cần chú ý trước khi thả giống nên thuần tại bờ ao hoặc ngâm 
các bọc tôm trong ao khoảng 15-30 phút để cân bằng nhiệt độ giữa ao nuôi và bọc tôm. Thả tôm 
ở đầu hướng gió giúp tôm phát tán nhanh trong ao. Đối với ao bạt thả giống vào ao ương, ngâm 
bọc tôm để cân bằng nhiệt độ khoảng 15 phút. Thả tôm vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát là tốt 
nhất. 
Còn nữa,...

Bài viết liên quan

13/02/2023
LTS: Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã...

CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI NGUYÊN

Địa chỉ: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NMSX: Ngõ 64 Ngô Xuân Quảng - TT Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Điện thoại: 0243.678.1995 / 0243.676.1997 
Fax: 0243.6760921
Văn phòng Miền Trung: Số 46, Ngõ 112, đường Lệ Ninh, Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An.
Văn phòng Nam Miền Trung: Sỗ 37 Trần Anh Tông, P. Nguyễn Văn Cừ- TP Quy Nhơn - Bình Định
Văn phòng Miền Tây : B26, Đường A7, KDC Phú An, P.Phú Thứ, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
Email: hainguyenjsc2002@gmail.com

©2016 by hainguyenjsc.com. Thiết kế bởi VINNO